13 bước thực hiện kinh doanh trà sữa siêu lợi nhuận
Nội dung:
- 1. Thực hiện một số nghiên cứu thị trường trà sữa
- 2. Viết kế hoạch kinh doanh trà sữa
- 3. Tạo và hiểu thương hiệu của bạn
- 4. Chuẩn bị vốn mở quán trà sữa
- 5. Chọn một vị trí cửa hàng tốt
- 6. Không gian quán
- 7. Giấy phép kinh doanh trà sữa
- 8. Thiết kế menu quán trà sữa
- 9. Tìm thiết bị và nguồn cung cấp nguyên liệu
- 10. Thuê nhân viên
- 11. Xây dựng chất lượng dịch vụ
- 12. Thực hiện chương trình khuyến mãi
- 13. Quản lý cửa hàng trà sữa
Trong vài năm trở lại đây, trà sữa đã và đang trở thành cơn sốt trên toàn thế giới. Có rất nhiều cửa hàng trà sữa mọc lên trên thị trường. Kinh doanh trà sữa là mô hình kinh doanh thu được lợi nhuận khổng lồ. Không nói ngoa khi mô hình này này 1 vốn 4 lời. Vậy các lưu ý khi kinh doanh trà sữa nào bạn cần quan tâm? Và các biện pháp khắc phục như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Thực hiện một số nghiên cứu thị trường trà sữa
Điều quan trọng là phải nghiên cứu thị trường trước khi bắt đầu kinh doanh. Nghiên cứu thị trường cho phép bạn hiểu thị trường mục tiêu của mình. Bạn có được một ý tưởng sâu sắc về các mong muốn và nhu cầu khác nhau của họ và các vấn đề tiêu dùng của họ. Cũng cho phép bạn hiểu được sự cạnh tranh của mình. Điều này sẽ giúp bạn xác định những gì bạn có thể làm để tạo sự khác biệt với những người khác.
Bạn nên trả lời các câu hỏi khi lập kế hoạch kinh doanh trà sữa:
Các loại trà sữa được yêu thích hiện nay?
Xu hướng trà sữa mới nổi?
Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng? Sở thích và hành vi mua sắm của họ?
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn là ai? Điểm mạnh và điểm yếu của họ?
Đối thủ gián tiếp?
2. Viết kế hoạch kinh doanh trà sữa
Có một kế hoạch kinh doanh trà sữa kỹ lưỡng sẽ giúp bạn thực hiện dễ dàng hơn và hạn chế được những rủi ro phát sinh. Không những đóng vai trò là một lộ trình chiến lược cho bạn mà còn có thể giúp thương hiệu của bạn giao tiếp với nhà tài trợ, nhà sản xuất và thị trường để bạn có thể đạt được mục tiêu của mình tốt hơn. Vì điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành doanh nghiệp của bạn, hãy đảm bảo rằng mỗi thành phần trong kế hoạch của bạn hoạt động tốt với nhau.
3. Tạo và hiểu thương hiệu của bạn
Có một bộ nhận diện thương hiệu vững chắc cho công việc kinh doanh trà sữa là cần thiết để hiểu sứ mệnh của bạn, kết nối với khách hàng và thiết lập cá tính cho thương hiệu của bạn.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của bạn và đối tượng mục tiêu mà họ thu hút, đồng thời tìm cách tạo sự khác biệt cho thương hiệu của bạn so với thương hiệu của họ.
Tên cửa hàng của bạn cũng phải có ý nghĩa và xác thực - cho dù đó là tên phản ánh chủ đề của cửa hàng, câu chuyện cá nhân của bạn hay thậm chí là nguồn gốc sản phẩm của bạn.
4. Chuẩn bị vốn mở quán trà sữa
Kinh doanh trà sữa là một ý tưởng kinh doanh ít vốn phù hợp cho các bạn sinh viên. Bạn nên xác định trước số vốn định đầu tư và phân phối cho các khoản hợp lý bao gồm:
Chi phí thuê mặt bằng tùy vào địa điểm lựa chọn mà có giá thuê khác nhau. Nếu bạn có ý định kinh doanh trà sữa trên xe đẩy thì bỏ qua phần này,
Chi phí thiết kế quán.
Tiền trang trí, mua sắm các trang thiết bị cho cửa tiệm.
Chi phí hoạt động bao gồm tiền thuê nhân viên, tiền điện nước, thuế, giấy phép kinh doanh,...
Chi phí marketing.
Đây là bước ngăn cản hầu hết mọi người mở quán trà sữa - thiếu tài chính. Tuy nhiên, giữa các ngân hàng, cơ quan kinh doanh nhỏ và các nhà đầu tư tư nhân, có thể đảm bảo nguồn vốn. Bạn cũng có thể tìm thấy các tùy chọn khác thông qua cho vay trực tuyến, trợ cấp, huy động vốn từ cộng đồng và nhiều hơn nữa.
5. Chọn một vị trí cửa hàng tốt
Đây là một bước quan trọng trong việc bắt đầu mở quán trà sữa của bạn. Nói một cách đơn giản, lựa chọn các vị trí tốt nhất để khách hàng dễ dàng nhìn thấy và ghé mua hàng.
Nếu bạn có kế hoạch để khách hàng dành thời gian bên trong cửa hàng của mình, thì việc chọn một khu vực đông đúc với lượng người qua lại cao và nhiều chỗ đậu xe có thể mang lại lợi ích trực tiếp cho cửa hàng của bạn.
Nếu bạn còn đang lo lắng về mức giá thuê mặt bằng ngoài đường lớn thì giải pháp ít tốn kém hơn là lựa chọn địa điểm mới ít cạnh tranh hơn trong khu vực, hoặc lùi vào các con hẻm, sau đó kết hợp cùng các kênh online để quảng bá tiệm trà sữa.
6. Không gian quán
Nếu bạn định kinh doanh trà sữa tại nhà hoặc thuê mặt bằng để kinh danh thì cần lưu ý đến nguồn vốn chi để kinh doanh. Đây là lưu ý khi kinh doanh trà sữa khá quan trọng để bạn khẳng định thương hiệu và nguồn khách hàng của mình.
Thông thường để mở một tiệm trà sữa vừa và nhỏ, số vốn bạn bỏ ra không dưới 20 triệu đồng. Số tiền này dùng để trang trả các loại chi phí như:
- Chi phí mặt bằng.
- Chi phí nguyên vật liệu.
- Chi phí trang trí, bàn ghế.
- Chi phí cho nhân công.
- Chi phí đề phòng rủi ro.
Bên cạnh đó, bạn cần tính toán thêm các chi phí không cố định phát sinh hàng tháng như: Điện, nước, wifi,...
Chính vì vậy, từ số vốn ban đầu và phân khúc khách hàng bạn nhắm đến mà bạn có thể lựa chọn cách trang trí quán cho phù hợp với nhu cầu và ngân sách. Bạn có thể thao khảo một số không gian quán tiết kiệm, thoáng mát.
7. Giấy phép kinh doanh trà sữa
Tại mục này, bạn cần lưu ý về một số thủ tục khi quyết định chọn hình thức kinh doanh:
- Trà sữa nhà làm: mô hình nhỏ lẻ này hiện tại chưa cần tới giấy phép kinh doanh. Bạn có thể liên lạc với các dịch vụ giao thức ăn nhanh mà không cần giấy tờ hay chứng từ kinh doanh.
- Tiệm trà sữa: Đối với việc bạn chuẩn bị kinh doanh trà sữa tại nhà, bên cạnh việc mua sắm bàn ghế và vật liệu bạn cần chú trọng đến việc đăng kí hộ kinh doanh tại nhà. Đối với hình thức đăng ký này, nhược điểm duy nhất là bạn không thể mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, bạn có thể tránh các vấn đề rắc rối về thuế.
- Kinh doanh chuỗi trà sữa thương hiệu: Có hai hình thức kinh doanh trong chuỗi trà sữa: Bạn có thể kinh doanh nhượng quyền thương hiệu các chuỗi trà sữa uy tín trên thị trường hoặc tự lập thương hiệu riêng. Đối với mô hình kinh doanh này, bạn nên thành lập công ty để dễ dàng mở rộng chi nhánh và tránh các rắc rối thủ tục về thuế.
Việc chọn mô hình kinh doanh và thiết lập giấy phép kinh doanh là hoàn toàn cần thiết để bạn quyết định chọn mô hình kinh doanh dựa theo số vố hiện có.
8. Thiết kế menu quán trà sữa
Bạn cần tính toán các loại trà sữa cần bán tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng ở khu vực xung quanh. Đồng thời lên một số thức uống khác ngoài trà sữa để bổ sung menu thêm phong phú.
Bên cạnh đó, để menu thêm phong phú, bạn có thể kinh doanh đồ ăn vặt.
Thực đơn trà sữa của bạn đồng hành với bộ nhận diện thương hiệu của bạn. Thiết kế không chỉ nên đáng nhớ mà nó còn phải phản ánh rõ ràng khái niệm và tính cách cửa hàng của bạn. Mặc dù không có cách nào đúng hay sai để tạo menu của bạn, nhưng các lỗi phổ biến bao gồm phông chữ không đọc được, căn chỉnh sai, sử dụng quá nhiều clip art và tuyên bố từ chối trách nhiệm. Thực đơn nhà hàng được viết tốt mang tính mô tả, đồng thời gọn gàng và dễ đọc.
Hãy chú ý đến các món thực tế trong thực đơn của bạn. Bạn có thể thêm gia vị cho thực đơn của mình bằng các giờ khuyến mãi, các món đặc biệt hàng ngày hoặc bạn có thể khiến khách hàng ngạc nhiên với các hương vị thịnh hành hoặc các lựa chọn đồ uống theo mùa .
9. Tìm thiết bị và nguồn cung cấp nguyên liệu
Đối với thiết bị, các thiết bị và vật tư phổ biến nhất được sử dụng trong quán trà sữa là:
Máy pha trà
Bếp
Máy pha chế
Tủ lạnh
Máy xay
Bộ lọc
Hộp đựng
Đo muỗng
Ly lắc
Máy lọc nước
Tủ đá
Máy tính tiền
Ly và nắp
Ống hút
Và các nguyên liệu để làm trà sữa
Một thiết kế bao bì thân thiện với môi trường tuyệt vời cho trà sữa đòi hỏi phải sử dụng chai thủy tinh thay vì cốc nhựa. Thay vì mua một máy dán miệng cốc và sử dụng quá nhiều nhựa, bạn có thể chọn sử dụng chai thủy tinh và máy chiết rót chất lỏng. Điều tuyệt vời là mọi người có thể tái sử dụng những chiếc chai để sử dụng cho mục đích cá nhân, thay vì vứt bỏ chúng.
10. Thuê nhân viên
Sẽ chẳng khách hàng nào lại ghé thăm một quán trà sữa nếu họ thấy ở đó họ không được tôn trọng. Chính vì vậy, bên cạnh việc quản trị chất lượng nước uống, không gian quán thì việc quản trị con người rất quan trọng. Hãy đặt khách hàng lên hàng đầu và lấy sự hài lòng của họ làm phương châm kinh doanh. Bên cạnh đó, hãy nhắc nhở và đào tạo nhân viên quán cư xử lịch thiệp với khách hàng nhất có thể.
Truyền thông và mạng xã hội ngày càng phát triển, một lỗi nhỏ về thái độ phục vụ có thể giết chết cả thương hiệu của bạn nếu không có thái độ xử lý thỏa đáng.
11. Xây dựng chất lượng dịch vụ
Một trong các yếu tố quan trọng để bạn lấy lòng thực khách nằm ở chất lượng sản phẩm của bạn. Không ai sẽ chi tiền cho một ly trà sữa vừa đắt vừa không ngon. Chính vì vậy, khi muốn đặt chân vào lĩnh vực ẩm thực này, bạn cần có cho mình công thức trà sữa riêng hoặc học hỏi kinh nghiệm pha trà từ người khác.
Bên cạnh đó, bạn cần đầu tư cho các dòng sản phẩm đi kèm như: topping( trân châu, pudding, aga trắng,..), cốc đựng trà sữa, bọc mang về,.... Đây là phần quan trọng để bạn khẳng định được thương hiệu của mình và đánh dấu vị thế riêng. Bạn có thể thấy điều này ở các thuông hiệu trà sữa lớn như KOI: nổi tiếng về machiato, Tocotoco nổi tiếng về trân châu sợi, Taste tea nổi tiếng về các dòng trà trái cây,...
Để đảm bảo trà sữa luôn đạt được chất lượng tốt nhất khi phục vụ cho khách hàng, bạn cần bảo quản trà sữa từ 6-8 tiếng trong môi trường thông thường để chất lượng trà đạt được tốt nhất.
12. Thực hiện chương trình khuyến mãi
Một trong những yếu tố giúp bạn dễ dàng kinh doanh và thu hút khách hàng hơn đó chính là chương trình khuyến mãi. Bạn cần có các chương trình khuyến mãi hợp lý để tri ân khách hàng cũng như cạnh tranh với các đối thủ.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng chương trình này. Nếu sử dụng quá thường xuyên, bạn sẽ tự tạo cho khách hàng thói quen chỉ mua hàng khi giá giảm. Đồng thời tự hạ thấp giá trị của bạn so với các đối thủ cạnh tranh.
Để kinh doanh trà sữa một cách thành công, bên cạnh đầu tư các yếu tố trên, bạn cần có chiến lược marketing hợp lý.
Chiến lược marketing ở đây không chỉ áp dụng tại cửa hàng mà còn cần áp dụng trên các app giao hàng. Việc hoạch định chiến lược hợp lý sẽ giúp bạn kiếm thêm được nguồn thu nhập khổng lồ từ lượng khách hàng online.
13. Quản lý cửa hàng trà sữa
Để quản lý được toàn bộ nghiệp vụ tại quán trà sữa như order đồ uống, đặt bàn, thanh toán, kiểm tra các nguyên vật liệu trong kho, quản lý nhân sự đến báo cáo doanh thu chi phí,... diễn ra một cách chuyên nghiệp và dễ theo dõi, tất cả chỉ cần một phần mềm quản lý bán hàng.
Hỗ trợ bạn tránh sai sót trong quá trình kinh doanh và thể hiện được sự chuyên nghiệp của bạn trong giờ cao điểm.
Trên đây là 13 bước kinh doanh trà sữa mà bạn cần quan tâm khi khởi nghiệp. Nếu có thêm thông tin bổ ích hoặc cần giải đáp thắc mắc liên hệ với chúng tôi nhé!
>>Bạn có thể tham khảo thêm bí quyết bảo quản trà sữa hiệu quả để tiết kiệm chi phí.
Comments