Kinh doanh homestay - Đâu là bí quyết hái ra tiền cho người ít vốn?
Nội dung:
- I. Kinh doanh homestay có thực sự tiềm năng?
- II. Mở homestay cần chuẩn bị những gì?
- III. Những đặc trưng làm nên mô hình kinh doanh homestay thu hút
- IV. Tổng hợp top 6 mô hình kinh doanh homestay độc đáo
- Tóm lại
Trong vài năm trở lại đây, kinh doanh homestay thực sự là một lĩnh vực mang lại lợi nhuận vô cùng cao. Với lối sống hưởng thụ hơn, mong muốn được nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi, giới trẻ thường tìm lựa chọn mô hình du lịch xa nhà, do đó, mô hình du lịch homestay được mở ra để phục vụ nhu cầu này.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng cứ mở homestay là sẽ có khách thì quá sai lầm. Muốn mở homestay thành công, bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều kiến thức, kỹ năng cần thiết, biết nắm bắt nhu cầu và đặc biệt mang đến dịch vụ tốt nhất để nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Để giúp bạn thực hiện được ý tưởng kinh doanh này dễ dàng hơn, BinhDuongNgayNay bật mí những kinh nghiệm kinh doanh homestay hút khách cho người mới bắt đầu.
I. Kinh doanh homestay có thực sự tiềm năng?
Homestay được hiểu là loại hình du lịch trải nghiệm vì du khách sẽ được sinh hoạt tại nhà dân địa phương. Đây là điều kiện thuận lợi để khách du lịch khám phá, tìm hiểu những phong tục tập quán, đời sống văn hóa khi đến du lịch trên mảnh đất đó.
Mô hình du lịch homestay mang phong cách gần gũi với thiên nhiên và con, là điều kiện để người dân bản xứ quảng bá được tinh hoa văn hóa, con người và danh lam thắng cảnh nơi đây.
1. Thuận lợi
Tiềm năng của loại hình kinh doanh homestay đang phát triển vượt trội
Loại hình lưu trú homestay hiện đang trở nên phổ biến ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây do sự nở rộ của trào lưu phượt của giới trẻ Việt Nam và nước ngoài. Với mong muốn có một nơi nào đó lưu trú vừa rẻ lại vừa trải nghiệm được văn hóa địa phương. Do đó, các khách sạn hay resort không thể đáp ứng được nhu cầu của nhóm đối tượng này.
Hiện nay, kinh doanh homestay nở rộ ở nhiều vùng miền từ Bắc vào Nam. Theo các chuyên gia du lịch, loại hình mở homestay này không thu hút những đơn vị phát triển chuyển nghiệp bỏ thị trường tiềm năng nhưng nhỏ lẻ, mất thời gian quản lý và lợi nhuận không cao như kinh doanh khách sạn, resort,... Do đó, việc kinh doanh homestay đang dần trở thành lĩnh vực đầy tiềm năng cho những bạn có ít vốn, dân địa phương muốn kiếm lời.
Vốn đầu tư ít, lợi nhuận hấp dẫn
Trong kinh doanh chắc chắn lợi nhuận chính là yếu tố đầu tiên quyết định sức hấp dẫn của thị trường. Khi đầu tư mở homestay, có rất nhiều người đã kiếm vài chục đến vài trăm triệu mỗi tháng với mô hình này.
So với các hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú khác, số vốn cần để kinh doanh homestay ít hơn rất nhiều, chỉ dao động từ vài chục đến với trăm triệu đồng tùy thuộc vào mô hình kiến bạn lựa chọn. Vì thế cũng rất dễ huy động vốn. Bạn có thể sử dụng tiền tiết kiệm hoặc vay vốn từ người thân, bạn bè,... để góp vốn kinh doanh.
Nhanh chóng thu hồi vốn
Quá trình cải tạo homestay diễn ra rất nhanh chóng. Nếu xây dựng cơ sở vật chất tốt chỉ cần từ 2 tuần đến 1 tháng là bạn có thể bắt tay vào hoạt động kinh doanh thu lời.
Theo khảo sát, các mức giá thuê homestay dao động từ 300.000 đồng đến 1 triệu đồng mỗi đêm tùy thuộc vào mô hình. Với tỷ lệ đặt phòng khoảng 6-% thì một tháng bạn có thể kiếm được khoảng từ 5,4 triệu đến 54 triệu đồng. Nếu trừ đi tất cả các chi phí quản lý, nhân viên thì đây là một con số doanh thu ấn tượng. Với mức thu nhập này bạn sẽ nhanh chóng thu hồi vốn.
2. Khó khăn
Một số rủi ro khi kinh doanh homestay như sau:
Cạnh tranh ngày càng gay gắt
Mặc dù nhu cầu lưu trú tại homestay rất lớn nhưng ngày càng có nhiều homestay mọc lên với phong cách khác nhau và mức giá ngày càng rẻ, nên tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.
Khó giữ chân khách hàng cũ
Khách hàng của các homestay thường là các bạn trẻ - những người thích khám phá và trải nghiệm những thứ mới mẻ, vì thế, rất ít khả năng họ sẽ quay trở lại với một homestay nào đó.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn được phép làm ăn theo kiểu hời hợt. Bạn vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.
II. Mở homestay cần chuẩn bị những gì?
1. Dự trù nguồn vốn mở homestay
Tùy thuộc vào quy mô của homestay và mục đích kinh doanh, nguồn vốn cần đầu tư có thể dao động từ vài chục đến vài trăm triệu.
Nguồn vốn đầu tư sẽ tùy thuộc vào mô hình homestay của bạn:
Đối với mô hình kinh doanh homestay tận dụng chính ngôi nhà của bạn
Đây là mô hình đơn giản cũng như tiết kiệm chi phí nhất. Nếu bạn sở hữu một căn nhà có không gian rộng rãi, thoáng mái thì chỉ cần sắp xếp lại bố cục căn phòng và trang trí cho gọn gàng bắt mắt là được. Hãy để một phần không gian dành cho gia đình tách biệt với phần của khách du lịch.
Để homestay thu hút bạn cần phải trang bị đầy đủ tiện nghi và các dịch vụ cần thiết. Các khoản đầu tư để tạo ra một không gian trang bị đầy đủ thiết bị như bếp nấu ăn, bình nóng lạnh, máy giặt, tủ lạnh, chăn màn,... Các khoản đầu từ này khoản từ 50-70 triệu đồng.
Đi thuê nhà để kinh doanh homestay
Nếu không có đủ tiện ích dành cho khách du lịch, bạn có thể thuê nhà để kinh doanh. Lúc này số vốn đầu tư sẽ lớn hơn nhiều. Bạn cần phải bỏ ra các chi phí bao gồm chi phí thuê nhà mỗi tháng, chi phí sửa chữa, mua sắm các trang thiết bị, nội thất và sửa sang căn nhà thuê.
Nếu xác định kinh doanh theo mô hình homestay này thì bạn cần phải tính toán kỹ lưỡng các chi phí bỏ ra cần có kế hoạch thu hồi vốn hợp lý. Cần phải xác định bản thân có kinh doanh lâu dài hay không để ký hợp đồng thuê nhà cho phù hợp.
Một căn nhà lý tưởng để làm homestay phải đạt được tiêu chí rộng rãi với diện tích từ 70-100 mét vuông. Căn nhà phải có tối thiểu một phòng khách, hai phòng ngủ và một phòng vệ sinh.
Cũng như trên, bạn cần trang bị đầy đủ các vật dụng tiện nghi như tivi, tủ lạnh, máy giặt, bếp và chăn ga gối đệm,...
Như vậy tổng chi phí cho mô hình này rơi vào khoảng vài trăm triệu đồng, tùy thuộc vào quy mô của căn nhà bạn thuê. Bạn nên chuẩn bị sẵn tiền trả trước từ 6 tháng đến 1 năm để tránh chủ nhà lên giá thuê.
Những chi phí kinh doanh homestay khác cần phải chú ý
Để kinh doanh homestay hiệu quả ngoài việc đầu tư xây dựng, trang trí căn nhà thì các chi phí sau đây bạn cần chú ý:
Chi phí mua các đồ dùng trang trí
Để homestay tạo được ấn tượng với khách du lịch, bạn nên trang trí thật tỉ mỉ và theo một phong cách nhất định. Những đồ trang trí phải phù hợp với thiết kế tổng thể của homestay.
Chi phí thuê nhân viên
Tùy vào quy mô của homestay mà bạn tuyển số lượng nhân viên cho phù hợp. Đối với nhân viên phục mức lương thông thường sẽ rơi vào khoảng 4,5 triệu - 7 triệu đồng.
Chi phí Marketing
Dù homestay của bạn có đẹp như thế nào, có sở hữu vị trí đắc địa nhất, chất lượng phục vụ tốt nhất nhưng nếu không ai biết đến thì việc kinh doanh cũng trở nên vô nghĩa. Do đó, bạn cần đầu tư khoản lớn cho việc quảng bá thương hiệu khi mới bắt đầu kinh doanh để thu hút nhiều khách du lịch biết đến. Mức giá quảng cáo thường tùy thuộc vào kênh truyền thông mà bạn lựa chọn. Tùy vào khả năng tài chính mà bạn lựa chọn cho phù hợp.
Tuy vậy, theo nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm, số vốn an toàn nhất bạn nên chuẩn bị khoảng 300 - 500 triệu đồng do trong quá trình vận hành homestay sẽ phát sinh rất nhiều chi phí, các nhà đầu tư có thể phải bỏ ra nhiều tiền để bù lỗ trong thời gian đầu khi homestay chưa có nhiều khách.
2. Nghiên cứu trước thị trường, khách hàng, đối thủ
Để đạt được kết quả tốt với lĩnh vực kinh doanh này, bạn cần phải nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng.
Theo kinh nghiệm làm homestay, bạn cần phải “khoanh vùng” được khách hàng mục tiêu muốn hướng đến bằng cách đặt câu hỏi: họ là ai? Bao nhiêu tuổi? Có sở thích như thế nào?,... Trả lời được những câu hỏi này bạn sẽ quyết định được vị trí, cách thiết và phong cách phục vụ ở homestay để khách hàng ở một lần là không muốn về nữa.
3. Tìm kiếm mặt bằng phù hợp
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc kinh doanh lưu trú thành công đó là chọn được một vị trí đắc địa. Do các khách hàng của homestay luôn muốn thăm thú được nhiều nơi mà ít tốn thời gian nhất có thể, nên các homestay cần phải ở nơi thuận tiện cho việc di chuyển.
Đối với các địa phương có truyền thống về du lịch, cần lựa chọn nơi kinh doanh homestay ở gần các địa điểm du lịch nổi tiếng.
Đối với các homestay ở thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,... hãy chọn địa điểm gần trung tâm để khách du lịch thuận tiện cho việc đi lại đến các nơi các cũng như đảm bảo sầm uất hơn.
Nếu bạn đã sở hữu được mặt bằng để làm homestay thì càng tốt. Cách làm homestay này sẽ giúp bạn tiết kiệm khoản chi phí đầu tư và nhanh chóng thu hồi vốn. Tuy nhiên, nếu không sở hữu mặt bằng thì bạn có thể đi thuê lại. Có rất nhiều người đã và đang kinh doanh homestay theo cách này đạt được kết quả tốt nhất.
4. Hoàn thành các thủ tục cấp phép kinh doanh homestay
Giống với các hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú khác, kinh doanh homestay phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện. Để được cấp phép kinh doanh, bạn cần đáp ứng hoàn chỉnh các yêu cầu và điều kiện được quy định cụ thể trong các văn bản Pháp luật như Luật Du Lịch 2005, Nghị định số 46/2012/NĐ-CP, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
Trong đó, bạn cũng cần đăng ký giấy phép kinh doanh, phải có giấy chức thực phòng cháy chữa cháy, giấy chứng thực an ninh trật tự và giấy công nhận xếp hạng.
5. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên cho homestay
Để làm homestay thành công một phần cũng nhờ vào yếu tố thái độ phục vụ. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh diễn ra thuận thoại bạn cần thuê thêm nhân viên. Nhân viên sẽ là người có trách nhiệm thực hiện các công việc vệ sinh phòng ốc, chăm sóc khách hàng,...
III. Những đặc trưng làm nên mô hình kinh doanh homestay thu hút
1. Khách du lịch có cơ hội giao lưu, khám phá du lịch địa phương
Homestay là hình thức du lịch lưu trú dựa vào cộng đồng địa phương, các khách du lịch sẽ được ăn uống, sinh hoạt và hòa mình vào cuộc sống của người dân bản địa.
Nhờ có mô hình du lịch homestay người dân ở đây cũng có thể kết hợp với các hoạt động kinh doanh như cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch từ chỗ ở, đồ ăn, hay làm hướng dẫn viên du lịch,...
Các homestay hiện nay đa phần được xây dựng và phát triển ở những khu vực dân cư có nền văn hóa đa dạng, có đặc trưng địa phương và vùng phát triển, không có đủ điều kiện như quy mô, quy hoạch, cơ sở hạ tầng,... để xây dựng khách sạn hay resort.
Do đó, khi mở homestay bạn cần lưu ý mang đến những gì gần gũi nhất nhằm cung cấp trải nghiệm chân thật, thể hiện được bản sắc ở địa điểm du lịch.
2. Có quy mô kinh doanh giá rẻ
Để làm homestay thu hút, nhiều hộ gia đình phải tự cải tạo ngôi nhà của mình để đáp ứng yêu cầu cần thiết cho khách du lịch. Sau đó phải xin giấy phép kinh doanh tại địa phương thì mới có thể đón khách được.
Quy mô kinh doanh này thường khá nhỏ chỉ từ 10-30 khách và là mô hình lưu trú địa phương tự
3. Hợp tác kinh doanh homestay
Hiện nay, AirBnB và Luxstay là những nền tảng lớn hỗ trợ cho các chủ homestay tìm kiếm khách hàng. Với này tảng này, hỗ trợ các loại hình homestay từ private room, shared room, villa,...
Nếu đối tượng của bạn là khách nước ngoài thì AirBnB là lựa chọn tốt nhất, người lại khách hàng của bạn là khách nội địa thì Luxstay là lựa chọn tốt.
Ngoài ra, bạn có thể kinh doanh homestay trên các trang khác như booking.com, Agoda, Traveloka,... Các nền tảng này rất mạnh về khách sạn, resort nhưng thị trường homestay cũng rất được họ chú ý.
4. Tạo nét riêng cho homestay
Mỗi ngành kinh doanh cần có những nét riêng biệt để tạo ấn tượng trong mắt mỗi khách hàng. Đối với ngành dịch vụ lưu trú này, bạn cần phải có điểm nhấn riêng.
Nếu bạn là người giỏi trong việc làm hàng lòng khách hàng, điều này sẽ giúp cho khách bạn đánh giá tốt hơn và nhận được review tốt trên mạng xã hội. Hoặc bạn có mắt thẩm mỹ tốt biết cách decor homestay đẹp, bắt mắt mang phong cách riêng vẫn tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, là địa điểm thu hút nhiều người tìm đến check-in.
Ba yếu tố để một homestay thu hút đó là: “Phòng đẹp - Vị trí tốt - Giá cả hợp lý”. Một ngôi nhà có tính thẩm mỹ cao phù hợp với thị hiếu của nhiều người sẽ thu hút du khách tốt hơn.
Hơn nữa nếu bạn có thẩm mỹ tốt thì có thể tự trang trí, lên ý tưởng cho căn homestay của mình. Như vậy sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí thuê thiết kế.
5. Luôn có dịch vụ đầy đủ, chu đáo
Là người làm dịch vụ bạn cần có tư duy và thái độ của người làm dịch vụ. Nghề dịch vụ là nghề “làm dâu trăm họ” nên khi xác định bước chân vào ngành này bạn cần chuẩn bị tinh thành trước, có sẵn các kế hoạch ứng phó với những tình huống xảy ra. Không phải khách hàng nào cũng thân thiện, sạch sẽ và lịch sự. Người làm dịch vụ tốt thường là người lường trước những tình huống xảy ra để đưa ra giải pháp hợp lý mà cả hai bên cũng vui vẻ.
>>Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp với mô hình kinh doanh spa đa dạng hơn các dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch.
6. Có giải pháp quản lý homestay hiệu quả
Phần đông những người có tư tưởng rằng homestay nhỏ chỉ có vài phòng thì không cần phải tốn nhiều công sức quản lý. Đây là một suy nghĩ sai lầm.
Với một homestay bạn cần phải trang bị đủ các giải pháp quản lý - phần mềm quản lý từ xa chuyên nghiệp sẽ mang đến nhiều tiện ích.
>>Tổng hợp các phần mềm quản lý bán hàng chuyên biệt dành cho quản lý homestay được nhiều người tin dùng.
Trước hết, phần mềm quản lý này giúp bạn quản lý homestay từ xa, rất phù hợp với các chủ homestay phải thuê người quản lý và không thể có mặt ở homestay của mình 24/24.
Bên cạnh đó, phần mềm còn giúp bạn kiểm soát được thông tin khách hàng, giúp cho việc remarketing hiệu quả. Việc thanh toán cũng trở nên đơn giản hơn, không sợ sai sót mất tiền. Còn có các báo cáo tổng hợp giúp bạn dễ dàng theo dõi được tình hình kinh doanh.
IV. Tổng hợp top 6 mô hình kinh doanh homestay độc đáo
1. Mô hình kinh doanh homestay villa - biệt thự
Homestay villa hay biệt thự thường có mặt ở những nơi có cảnh đẹp, được hiểu như một loại hình lưu trú cao cấp. Nơi này đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của khách du lịch.
2. Homestay nhà riêng, chung cư
Homestay mang phong cách nhà riêng, thường riêng biệt và đa dạng về mẫu thiết kế. Những khu nhà này thường sẽ tách biệt. Bạn có thể thuê nguyên căn hoặc thuê một phòng để sống cùng chủ homestay.
Các dịch vụ vui chơi, nghỉ dưỡng sẽ được tích hợp luôn trong không gian nhà riêng. Đồng thời, có khu vực tổ chức tiệc ngoài trời tạo cảm giác ấm cúng cho gia đình khách du lịch.
3. Homestay nhà sàn
Nhà sàn là một trong những công trình kiến trúc đặc sắc của văn hóa, đặc biệt gây ấn tượng với các du khách nước ngoài khi đến Việt Nam. Do đó nhiều người đã chọn mô hình nhà sàn để kinh doanh homestay.
Mô hình này thường được xây dựng ở các tỉnh miền núi như Mộc Châu, Hòa Bình, Lai Châu, Tây Nguyên,... trong khu đất rộng của gia đình chủ nhà.
4. Homestay căn hộ studio
Kiểu căn hộ homestay này khá phổ biến tại các thành phố lớn, nơi có diện tích đất chật hẹp. Homestay dạng căn hộ Studio thường có diện tích nhỏ nhưng được bố trí đầy đủ các tiện ích thiết yếu như bếp, phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh.
5. Homestay theo kiến trúc cổ
Nhiều du khách đã chán với khách sạn 5 sao những dịch vụ sang chảnh, hiện nay nhiều người tìm về những gì hoài cổ, yên tĩnh thì homestay mang kiến trúc cổ kính là lựa chọn hoàn hảo.
Các homestay mô phỏng các nhà truyền thống, cổ kính thường sử dụng gỗ chi phí sẽ khá cao. Đồng thời, các bạn cũng cần phải đảm bảo đầy đủ các tiện nghi đáp ứng nhu cầu khách hàng.
6. Homestay nhà chòi - Bungalow
Với những điểm du lịch của phong cảnh hữu tình hoặc có vị trí tại các khu đồi cao hoặc ở rừng, thì không thể các loại hình homestay kiểu nhà chòi, nhà ống không thể thiếu. Thường có diện tích nhỏ và khiến cho giới trẻ phát cuồng mỗi khi lựa chọn cư trú ở đây.
Câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao để cho ra đời thiết kế độc lạ nhưng vẫn đảm bảo được tính an toàn. Dù ý tưởng của chủ homestay có độc đáo đến thế nào nếu không thể ứng dụng làm nơi lưu trú an toàn sẽ làm cho bạn vất vả và khách hàng của bạn cũng không thể thỏa mãn được.
Tóm lại
Bạn có tự tin nếu mình tự trang trí và thiết kế thực hiện ý tưởng kinh doanh homestay hay không?
Với những kinh nghiệm kinh doanh homestay được BinhDuongNgayNay tổng hợp trên đây sẽ mang đến nhiều kiến thức hữu ích, tự tin bắt tay thực hiện ngay ý tưởng kinh doanh độc đáo này.
Comments