15 kinh nghiệm kinh doanh Spa nói không với thất bại
Nội dung:
- 1. Xác định mô hình spa và khách hàng ngay từ đầu
- 2. Đầu tư khóa học spa chuyên nghiệp
- 3. Dự trù vốn mở spa mini
- 4. Lựa chọn dịch vụ của spa
- 5. Cách định giá dịch vụ ở Spa
- 6. Chọn địa điểm mở Spa
- 7. Đầu tư các trang thiết bị, máy móc và mỹ phẩm chuyên dụng
- 8. Đặt tên spa, thiết kế thương hiệu, logo
- 9. Thiết kế, trang trí mô hình Spa mini đẹp
- 10. Đăng ký kinh doanh để đủ điều kiện mở spa
- 11. Tuyển dụng nhân viên đủ tiêu chuẩn
- 12. Quảng bá spa đến với mọi người
- 13. Quản lý kinh doanh spa mini
- 14. Mang đến dịch vụ chất lượng gia tăng trải nghiệm khách hàng
- 15. Liên tục cải tiến sản phẩm - dịch vụ
- Kết luận
Kinh doanh Spa là một ngành được đánh giá vô cùng tiềm năng, mang lại lợi nhuận cao cả trăm triệu trên tháng. Để thành lập và đưa vào hoạt động hiệu quả, bạn cần phải mất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Vì vậy, BinhDuongNgayNay sẽ chia sẻ đến 15 kinh nghiệm kinh doanh spa thành công khi mới vào nghề. Cùng tìm hiểu nhé.
1. Xác định mô hình spa và khách hàng ngay từ đầu
Hiện nay, ở nước ta có 4 loại hình spa phổ biến:
Day Spa: Đáp ứng đa dạng nhu cầu như nâng cao sức khỏe, sắc đẹp, thư giãn, .. thông qua các dịch vụ như chăm sóc tóc, chăm sóc da mặt, massage… hàng ngày. Khách có thể trải nghiệm trong khoảng thời gian ngắn từ 1-2 tiếng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Clinic Spa: là mô hình spa cao cấp, chuyên cung cấp các dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ kỹ thuật cao. Ứng dụng công nghệ hiện tại để khắc phục các khuyết điểm về ngoại hình cho khách hàng. Bao gồm các dịch vụ nâng mũi - mông - ngực, độn cằm hoặc can thiệp sâu. Luôn có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, có phòng phẫu thuật khép kín.
Beauty Spa: là dạng mô hình spa thịnh hành nhất hiện nay. Là loại hình spa kết hợp giữ dịch vụ làm đẹp và thâm các yếu tố như hương thơm từ tinh dầu tự nhiên, âm nhạc, tiếng suối chảy,... cùng với không gian ấm cúng và được nhân viên phục vụ tận tình. Các liệu trình chăm sóc thường có ở mô hình spa này: chăm sóc da mặt, làm trắng da, massage thư giãn, tẩy lông, nặn mụn, trị mụn.
Home Spa: mô hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sắc đẹp di động. Chỉ cần một cuộc điện thoại, nhân viên spa từ các cơ sở cung cấp dịch vụ sẽ đến đúng địa chỉ yêu cầu để thực hiện các dịch vụ như chăm sóc da, body, trị liệu da, massage thư giãn, làm móng, uốn mi,...
Lựa chọn loại hình kinh doanh dựa trên khách hàng mục tiêu
Theo 4 loại hình kinh doanh spa phổ biến ở trên, bạn có thể chọn 1 trong 4 phân khúc khách hàng khác nhau. Điều này rất quan trọng cho dù bạn đang chuẩn bị kinh doanh trong lĩnh vực nào.
Khi quyết định lựa chọn mô hình kinh doanh, lựa chọn địa điểm, mua sắm thiết bị, dụng cụ, mỹ phẩm và lựa chọn nhân sự,... chắc chắn bạn sẽ dựa vào đặc điểm của đối tượng khách hàng của mình.
2. Đầu tư khóa học spa chuyên nghiệp
Đây có thể gọi là bước cực kỳ quan trọng vì nó sẽ mang đến cho bạn kinh nghiệm và hiểu biết về kiến thức làm đẹp. Dựa trên cơ sở này, bạn có thể lập kế hoạch trước những việc cần làm và những gì bạn sẽ cần để mở spa mini.
Bạn cũng sẽ được hướng dẫn và vạch ra các bước phát triển để cửa hàng spa hoạt động tốt hơn và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
3. Dự trù vốn mở spa mini
Để mở một spa thì bạn cần phải bỏ ra số vốn không hề nhỏ. Đối với Beauty Spa hay Day spa mini là những mô hình bình dân đã cần đến số vốn từ 80 - 160 triệu đồng. Còn với spa chuyên nghiệp về điều trị cần sắm sửa thêm các trang thiết bị máy móc hiện đại số vốn sẽ lớn hơn nhiều.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí mở spa:
Quy mô của spa: quy mô càng lớn sẽ kéo theo chi phí đầu tư cao, hệ thống máy móc cũng như số lượng nhân viên cũng cao. Đối với spa mini có quy mô khoảng 1-2 giường vốn sẽ dao động 100-200 triệu. Đối với spa lớn có từ 8-10 giường 300-600 triệu đồng.
Chi phí thuê mặt bằng: tùy vào địa điểm mở tiệm mà sẽ có giá thành thuê khác nhau. Nếu bạn mở spa mini tại nhà thì có thể tiết kiệm rất nhiều ngân sách cho hoạt động này.
Chi phí trang trí cửa tiệm: bao gồm biểu hiệu, bộ nhận diện thương hiệu, giường, tủ đồ, tấm trải giường, bàn ghế,... Tùy vào quy mô và mô hình lựa chọn, mà bạn mua sắm các vật dụng trang trí cho phù hợp và bắt mắt.
Mua sắm các thiết bị máy móc thẩm mỹ: bạn nên xác định chính xác dịch vụ cung cấp, từ đó, liệt kê các máy móc, đồ dùng chuyên dụng cần thiết. Lưu ý, các máy móc này thường có giá trị sử dụng lâu dài, vì vậy bạn nên đầu tư một lần mua máy thật chất lượng nhé.
Mỹ phẩm, dược liệu: mua sắm các nguyên liệu thực hiện dịch vụ chăm sóc da, trị liệu,... Bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chính hãng, nguồn gốc rõ ràng. Chi phí đầu tư dược liệu, mỹ phẩm cho một home spa thường trong khoảng 15-50 triệu đồng.
Tiền thuê nhân viên ở các vị trí như nhân viên chăm sóc da, nhân viên massage, quản lý, lễ tân,... Lương cho vị trí nhân viên spa thường dao động từ 5-7 triệu đồng.tháng. Tùy vào quy mô, doanh thu của spa và kinh nghiệm làm việc của nhân viên mà có mức lương thưởng phù hợp.
Chi phí đầu tư quảng bá thương hiệu thu hút khách hàng
Và chi phí sinh hoạt tháng như tiền điện nước, internet và các khoản phát sinh khác.
4. Lựa chọn dịch vụ của spa
Hầu hết các spa mới mở thường cung cấp một số lượng lớn các dịch vụ, từ phân khúc cao cấp đến phân khúc bình dân và cung cấp tất cả các loại dịch vụ. Vì cho rằng spa có nhiều dịch vụ giúp khách hàng có nhiều lựa chọn và do đó lượng khách hàng tăng lên. Ý kiến này có thể áp dụng cho các spa lớn nhưng hoàn toàn sai lầm với các spa nhỏ mới mở.
Đối với những spa nhỏ, vì bạn không có quá nhiều vốn, nếu muốn cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng cùng một lúc thì bạn cần phải có nhiều máy móc, thiết bị và mỹ phẩm, đầu tư nhiều quá sẽ chẳng đi đến đâu. Dẫn đến chẳng tập trung vào cái nào, làm chất lượng dịch vụ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với spa của bạn.
Khi chọn địa điểm bạn sẽ phải dạo quanh khu vực đó vài ngày để khảo sát xem những người ở đó đang gặp vấn đề gì mà spa của bạn có thể giải quyết được. Hãy xem dịch vụ phù hợp có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tại đó hay không. Hãy “Bán những gì khách hàng cần, đừng bán những gì chúng ta có.”
Đến đây bạn biết ngay mình phải đầu tư gì trước, đầu tư gì tiếp theo, máy móc - thiết bị - mỹ phẩm. Chọn một dịch vụ mang lại cho bạn lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh.
5. Cách định giá dịch vụ ở Spa
Việc định giá dịch vụ spa cần dựa trên chất lượng sản phẩm, máy móc, mỹ phẩm, dược liệu và tay nghề của nhân viên thực hiện.
Cần xây dựng dịch vụ, bảng giá khoa học và tiêu chuẩn để vừa làm hài lòng khách hàng vừa tăng thu nhập cho trung tâm spa của bạn.
Một số phương pháp định giá bạn có thể tham khảo như:
Định giá theo combo dịch vụ:
Thay vì bán riêng lẻ 1 dịch vụ, bạn cần bán kết hợp với nhiều dịch vụ khác để tạo ra nhiều ưu đãi hấp dẫn, như: combo liệu trình soi da - xông hơi - lột mụn - chăm sóc da bằng dược liệu.
Khuyến khích khách hàng chọn gói dịch vụ kết hợp bằng cách tăng giá gói dịch vụ đơn lẻ. Vì vậy, nếu khách hàng làm một phép so sánh đơn giản, họ sẽ thấy rằng giá của gói combo điều trị cao hơn một chút, nhưng lại có lợi hơn.
Ví dụ:
Dịch vụ soi da cá nhân: 2.000.000 đ
Liệu trình chăm sóc da toàn diện: Xông hơi - soi da - chăm sóc da: 3.000.000 đ
Định giá theo dịch vụ hoặc nhân viên thực hiện
Nhiều nhân viên có tay nghề cao và kinh nghiệm thường được nhiều khách hàng lựa chọn đặt lịch hơn. Tay nghề của nhân viên tốt là yếu tố then chốt giúp gia tăng giá trị cho dịch vụ.
Phương pháp đánh giá này thường mất nhiều thời gian hơn để xem xét và phân loại kỹ năng, tay nghề của nhân viên.
Cách đơn giản nhất để chọn nhân viên giỏi là tạo điều kiện cho họ thi lấy các chứng chỉ hành nghề tiêu chuẩn hoặc thuê nhân viên đã có thẻ hành nghề.
6. Chọn địa điểm mở Spa
Bạn không nhất thiết phải mở spa ở trung tâm thành phố như vậy sẽ tốn rất nhiều chi phí.
Một địa điểm kinh doanh tốt bao gồm các yếu tố: giao thông thuận tiện, ở khu đông dân cư, gần các cửa hàng thời trang nữ, phòng tập gym hay khu văn phòng, có mật độ người qua lại cao, mặt bằng đủ rộng có chỗ để xe, có các spa hoạt động trước đó,...
7. Đầu tư các trang thiết bị, máy móc và mỹ phẩm chuyên dụng
Để kinh doanh spa mini hiệu quả, bạn cần trang bị các máy móc thiết bị phù hợp với quy mô cửa hàng và loại hình vụ hướng đến.
Thông thường một cửa tiệm spa bình dân cần từ 2-3 giường cho khách, máy xông hơi, máy thải độc chì, máy xông tinh dầu, máy triệt lông, các thiết bị massage, và các dược liệu, mỹ phẩm.
Đối với các loại máy móc thiết bị bạn nên lựa chọn hàng chất lượng, đầu tư một lần sử dụng lâu dài. Đồng thời, nên chọn các mặt hàng mỹ phẩm chất lượng, chính hãng có nguồn gốc rõ ràng để tạo sự tin tưởng.
8. Đặt tên spa, thiết kế thương hiệu, logo
Dù kinh doanh spa nhỏ, bạn cũng cần có thương hiệu, logo của riêng mình để thu hút sự chú ý của khách hàng và nhận diện ra cửa tiệm spa của bạn dễ dàng.
Hãy đặt tên spa mang ý nghĩa, tạo ấn tượng với khách hàng, ghi dấu ấn trong tâm trí của họ ngay lần gặp đầu tiên.
Bạn có thể đặt tên spa theo dược liệu hay thảo mộc đặt biệt ở trung tâm, đặt tên theo thương hiệu nổi tiếng, đặt theo tên của bạn, đặt tên theo phong cách bạn hướng đến, hoặc có thể đặt tên viết tắt,...
9. Thiết kế, trang trí mô hình Spa mini đẹp
Do tiệm spa nhỏ nên việc bố trí nội thất vừa vặn với không gian, khiến nó trở nên rộng rãi hơn. Không gian trong tiệm sẽ thoáng hơn nếu bạn đặt thêm tấm gương lớn và sắp xếp vị trí giường khoa học.
Bạn nên trang trí cho căn phòng những tấm rèm cửa màu trắng hoặc màu da. Ngoài ra, nên lưu ý phối các gam màu với nhau cho phù hợp. Bạn nên kết hợp màu da với màu nâu nhạt tạo không khí ấm cúng, gần gũi.
Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến mùi hương trong phòng. Một mùi hương nhẹ nhàng quyến rũ sẽ giúp cho tình thần khách hàng được thoải mái và thư giãn.
10. Đăng ký kinh doanh để đủ điều kiện mở spa
Để kinh doanh spa hợp pháp, bạn cần thực hiện đăng ký giấy phép kinh doanh. Một trong những điều kiện mở spa tiên quyết là được cấp phép chứng chỉ hành nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đây là giấy tờ chứng minh được kiến thức, kỹ năng chuyên môn của bạn đạt chuẩn.
11. Tuyển dụng nhân viên đủ tiêu chuẩn
Các nhân viên ở spa đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần thiết trong lĩnh vực này. Phải sở hữu ngoại hình ưa nhìn, có khả năng giao tiếp tốt, biết cách cư xử lịch thiệp để làm hài lòng khách hàng. Nếu bạn có đủ chuyên môn cao, bạn có thể lựa chọn cho mình hướng đi chọn người mới để đào tạo nghề.
Đối với mô hình Clinic Spa ngoài nhân viên kỹ thuật bạn cần phải có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong phẫu thuật thẩm mỹ.
12. Quảng bá spa đến với mọi người
Trong thời gian đầu khi mới kinh doanh spa, bạn nên nhờ bạn bè, người thân giới thiệu khách hàng cho mình.
Hãy tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá cho lượt khách hàng đầu đến với cửa hàng. Bạn có thể treo banner quảng cáo thu hút nhiều người.
Ngoài ra, bạn nên kết hợp quảng bá thương hiệu trên các kênh online như Facebook, Instagram hoặc website. Để đăng các thông tin, dịch vụ, sản phẩm của mình đến với khách hàng. Chia sẻ những video, hình ảnh hấp dẫn, chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Tiến hành chạy quảng cáo, livestream,... để chủ động tiếp cận khách hàng ở nhiều nơi.
13. Quản lý kinh doanh spa mini
Đối với các tiệm spa sản phẩm chính của bạn chính là cung cấp dịch vụ làm đẹp cho khách hàng. Do đó, việc quản lý sẽ khác nhiều so với những cửa hàng bán hàng hóa thông thường. Với những khách hàng khi đến spa họ không những mong muốn được cung cấp các dịch vụ làm đẹp chất lượng, mà cả quy trình làm việc, tác phong phục vụ cũng cần phải nhanh chóng và chính xác. Điều đó đòi hỏi bạn cần có một hệ thống quản lý chuyên nghiệp.
Bạn cũng cần có quy trình quản lý kho nguyên liệu, dược liệu, mỹ phẩm,... hiệu quả. Bạn cần tính toán lại hao hụt khi sử dụng trong quá trình chăm sóc khách hàng, chú ý đến hạn sử dụng, thông tin sử dụng,... Từ đó lên kế hoạch cân đối định lượng, quản lý và giảm thất thoát.
Quản lý tốt các hoạt động bán hàng như thanh toán, báo cáo kinh doanh và chăm sóc khách hàng được thực hiện đúng quy trình sẽ giúp bạn nâng cao năng suất hoạt động của cửa hàng.
Bạn nên sử dụng phần mềm quản lý spa để hỗ trợ tốt nhất việc kiểm soát quá trình bán hàng, kiểm soát nguyên vật liệu, thanh toán nhanh chóng, hỗ trợ khách hàng xem menu trực tuyến,... Phần mềm này còn có tính năng lưu trữ thông tin khách hàng, hỗ trợ lên các chương trình khuyến mãi phù hợp, gửi tin nhắn chăm sóc, giới thiệu gói dịch vụ/mỹ phẩm mới,... để giữ chân khách hàng tốt nhất/
>>Tham khảo thêm top các phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất được nhiều chủ spa lựa chọn hiện nay.
14. Mang đến dịch vụ chất lượng gia tăng trải nghiệm khách hàng
Để cạnh tranh bạn có thể lựa chọn nhiều cách, cạnh tranh giá cả, cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm hay cạnh tranh bằng dịch vụ. Khách hàng ngày càng trở nên khó tính hơn, vì vậy, hãy cung cấp cho họ dịch vụ làm đẹp tốt nhất mà bạn có.
Muốn giữ được khách hàng thân thiết lâu dài cho spa, bạn mang đến cho họ dịch vụ chất lượng nhất, cách chăm sóc, thái độ của nhân viên phải chuyên nghiệp, đến cơ sở vật chất trang thiết bị cũng phải chỉnh chu.
15. Liên tục cải tiến sản phẩm - dịch vụ
Đối thủ cạnh tranh liên tục gia tăng, khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn, vì thế, nếu muốn thu hút được nhiều khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ, spa của bạn cần phải liên tục cải tiến dịch vụ của mình.
Hoàn thiện quy trình, cách thực hiện sản phẩm, bổ sung thêm các máy móc, công nghệ mới, hay các dòng mỹ phẩm/dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe người dùng.
Kết luận
Kinh doanh spa không khó, nhưng muốn thành công bạn cần phải nỗ lực, trau dồi kiến thức kinh doanh cũng như tay nghề của mình chuyên nghiệp hơn.
Vì vậy, còn chần chờ gì nữa, với 15 bước mở spa ở trên bạn đã có thể dễ dàng lên kế hoạch kinh doanh cho riêng mình rồi. Chúc các bạn thành công.
Comments