Các mô hình kinh doanh mỹ phẩm khác nhau như thế nào?
Nội dung:
Với một nguồn vốn tần 100 triệu và bạn muốn mở một shop/ cửa hàng thì đăng ký kinh doanh theo mô hình kinh doanh mỹ phẩm nào sẽ phù hợp? thủ tục đăng ký giấy phép và các chi phí ra sao? Bạn có thể tham khảo lời tư vấn từ luật sư sau đây.
Theo luật doanh nghiệp 2014; Nghị định 78/2015/NĐ-CP; Thông tư số 176/2012/TT-BTC. Luật sư tư vấn cho biết, với số vốn kinh doanh là 100 triệu và mục kinh doanh là mở cửa hàng mỹ phẩm thì có 3 mô hình kinh doanh mỹ phẩm phù hợp như sau:
Hộ kinh doanh cá thể
Doanh nghiệp tư nhân
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên
I. Sự khác nhau của các mô hình kinh doanh mỹ phẩm
- Hộ kinh doanh cá thể - thường được đăng ký: quy mô cá nhân nhỏ lẻ , sổ sách kế toán và các chứng từ đơn giản. Nhưng số lượng nhân viên bị giới hạn khoảng 20 người, không có tư cách pháp nhân và con dấu, chủ hộ sẽ phải dùng toàn bộ tài sản để chịu trách nhiệm.
- Doanh nghiệp tư nhân: Quy mô một chủ đầu tư dễ dàng quyết định các vấn đề của doanh nghiệp như vẫn không có tư cách pháp nhân. Dễ dàng vay vốn nhưng mức độ rủi ro cao với tài sản chịu trách nhiệm là của cả doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: chặt chẽ hơn trong sự điều chỉnh của pháp luật nhưng được có tư cách pháp nhân. Chỉ phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn đóng góp vào công ty và có thể huy động vốn bên ngoài bằng hình thức phát hành trái phiếu.
II. Các thủ tục khi đăng ký kinh doanh với hình thức hộ kinh doanh cá thể
Đăng ký Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh - mất khoảng 3 ngày làm việc.
Bản sao thẻ căn cước công dân có thể thay thế bằng chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh ( hoặc người đại diện hộ gia đình). Bản sao biên bản họp cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Mức phí đăng ký hộ kinh doanh: 200.000 đồng/lần - theo thông tư số 176/2012/TT-BTC.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn hình thức thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên - tham khảo quy định tại Điều 21 Nghị định 78/2015/NĐ-CP và Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP để biết thêm về hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
III. Kinh doanh mỹ phẩm online có cần đăng ký kinh doanh?
Theo điều 13 Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định đối tượng phải đăng ký với Bộ Công Thương là thương nhân/ doanh nghiệp thành lập website, sàn giao dịch thương mại điện tử, sàn đấu giá hoặc khuyến mại trực tuyến. Còn các cá nhân bán hàng online đơn thuần trên các website, trang mạng xã hội,...thì không cần đăng ký nhưng cần đảm bảo trách nhiệm theo Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
Nghĩa vụ nộp thuế với mức doanh thu online hơn 100 triệu đồng/ năm
Thuế giá trị gia tăng = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x 1%
Thuế thu nhập cá nhân = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x 0,5%
Lệ phí môn bài
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 01 triệu đồng/năm.
Doanh thu từ 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm.
Doanh thu từ 100 triệu đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
Trên đây là một số tư vấn bạn có thể tham khảo trước khi đăng ký mô hình kinh doanh mỹ phẩm. Mong bài viết này có ích với bạn và giúp bạn tiến hành nhanh các thủ tục đăng ký kinh doanh tránh mất nhiều thời gian.
Comments