Cái nhìn mới về kinh doanh trồng rau sạch tại nhà nhất định phải biết
Nội dung:
Ngày càng có nhiều mô hình kinh doanh chi phí thấp, lợi nhuận cao. Kinh doanh trồng rau sạch tại nhà cũng là mô hình kinh doanh được ưa chuộng hiện nay. Cùng tìm hiểu về mô hình kinh doanh này trong bài viết dưới đây nhé!
I. Tại sao mô hình kinh doanh trồng rau sạch tại nhà được ưa chuộng?
Tại sao mô hình trồng ra sạch để kinh doanh được ưa chuộng?
Nhu cầu về rau sạch luôn là nhu cầu cần thiết của người Việt trong mỗi bữa ăn. Lượng rau tiêu thụ mỗi ngày rất lớn. Theo thống kê năm 2018, mỗi ngày thành phố Hà nội tiêu thụ 3,4 tấn rau một ngày. Con số này đang tăng theo từng năm cho thấy nhu cầu tiêu dùng của người về rau sạch rất nhiều.
Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, nhiều vùng nông nghiệp trồng rau khai phá để chuyển sang các mô hình kinh doanh khác. Bên cạnh đó, lượng rau sạch cung cấp trên thị trường ngày càng ít khi người trồng ngày càng phụ thuộc vào các loại thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu,... để kích thích cây trồng lớn nhanh, phục vụ cho thị trường.
Chính những lý do này khiến chất dinh dưỡng trong rau không còn như trước, tích trữ nhiều chất độc hại và gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Vì vậy, kinh doanh trồng rau sạch tại nhà đang được nhiều người khởi nghiệp hướng đến và có một số mô hình đã thành công như VietGap. Cung không đủ cầu chính là nguyên nhân bạn có thể thử khởi nghiệp kinh doanh online với mô hình này.
II. Cần làm gì để kinh doanh rau sạch tại nhà?
Đối với mô hình kinh doanh online rau sạch này, bạn cần có một số lưu ý sau đây:
1. Có diện tích trồng rau
Với một diện tích nhỏ, số lượng rau bạn trồng chỉ đủ cung cấp cho gia đình hoặc một số hộ kinh doanh nhất định. Vì vậy, khi bạn xác định trồng rau để kinh doanh thậm chí kinh doanh online, bạn cần có diện tích đất trồng lớn.
2. Đa dạng các loại rau trồng
Đa sạng các loại rau trồng để kinh doanh
Trong quá trình trồng rau, bạn cần đa dạng nguồn rau để kinh doanh. Thông thường, bạn có thể trồng cùng lúc 5-6 loại rau để dễ dàng bỏ mối cho thương lái. Đa dạng rau củ cũng là cách để bạn cho đất nghỉ ngơi. Đặc biệt, bạn cần chọn nơi bán hạt giống uy tín để đảm bảo lượng nảy mầm cao, tỉ lệ chết non thấp.
3. Trang bị máy móc, thiết bị
Ngoài máy bơm nước, khung giàn, xẻng cuốc để canh tác một số thiết bị như máy phun sương, đèn điện, nhà kính,... rất cần thiết để canh tác rau sạch. Một số loại rau củ yêu cầu các loại máy móc đặc biệt để dễ dàng sinh trưởng hơn như măng tây, dưa chuột, ớt đà lạt,... Là các loại rau ưa chuộng mô hình nhà kính để sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy, khi lựa chọn các loại rau để canh tác, bạn nên cân nhắc chi phí về máy móc thiết bị để canh tác kèm.
4. Cân nhắc khí hậu
Nếu bạn chưa có đủ kinh phí để kinh doanh trong nhà kính, việc cân nhắc khí hậu để trồng các loại rau củ là hoàn toàn cần thiết. Một số loại rau củ không cho năng suất cao thậm chí chết non nếu không được cung cấp điều kiện khí hậu thích hợp. Chính vì vậy, xác định địa điểm kinh doanh thích hợp, khí hậu thích hợp là yếu tố cần thiết để có thể kinh doanh rau sạch một cách hiệu quả.
5. Trang bị kiến thức
Việc quan trọng không kém trong việc kinh doanh rau sạch, quyết định thành công của mô hình này chính là trang bị kiến thức. Bạn cần tìm hiểu về cây mình trồng, yêu cầu về đất, thời hạn cung cấp phân, tưới nước,... để có thể kinh doanh cây trồng một cách tốt nhất.
Đồng thời, biết được các triệu chứng bệnh của cây để kịp thời xử lý, tránh thất thoát năng suất cây trồng.
6. Tìm nguồn phân phối hàng hóa
Cần tìm nguồn phân phối rau quả sạch đến tay người tiêu dùng
Thông thường, trong quá trình trồng rau bạn cần liên hệ với các thương lái để tiêu thụ nguồn hàng của mình. Tuy nhiên, nếu lượng rau canh tác rất lớn, bạn cần tìm nhiều nguồn cung hơn thì việc thành lập công ty rau sạch để đưa sản phẩm đến với các thị trường như siêu thị, bách hóa,... là phương pháp hiệu quả mà bạn có thể thử. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu nguồn tiêu thụ trên các kênh mạng xã hội như Facebook - nơi có nhiều hội nhóm khởi nghiệp về nông nghiệp để tìm hiểu thêm về nguồn phân phối hàng cũng như kinh nghiệm trồng cây.
Tuy nhiên, để hợp tác đối với các đối tác tiêu thụ rau sạch lớn, bạn cần phải tuân thủ các quy định về chỉ số an toàn thực phẩm về lượng hóa chất có trong rau theo các chỉ số của cục vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là lưu ý về khái niệm rau sạch cũng như cách để bạn có thể hợp tác kinh doanh lâu dài và phát triển mô hình ngày một lớn mạnh.
III. Các mô hình trồng rau sạch kinh doanh hiện nay
Một trong những mô hình trồng rau sạch kinh doanh hiện nay đảm bảo chất lượng tốt ngay tại nhà:
1. Mô hình trồng rau sạch khí canh
Mô hình khí canh là mô hình trồng rau sạch được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Mô hình trồng rau không sử dụng đất và hệ thống chăm sóc rau tự động này phù hợp với các gia đình thành phố hiện nay.
Cây trồng sẽ được giữ cố định trong một dung dịch không khí được phun trực tiếp chất dinh dưỡng cho rễ.
Hệ thống tưới nước và dinh dưỡng sẽ tự động phun giúp rễ cây luôn giữ được độ ẩm tốt nhất. Ngoài ra, theo thông số cảm biến dao động độ ẩm, nhiệt độ và nhu cầu dinh dưỡng thường xuyên, liên tục tùy theo cường độ giúp cây sinh trưởng tốt hơn.
Ưu điểm của mô hình này là không tốn nhiều thời gian chăm sóc và trồng nhiều loại rau khác nhau như rau muống, su hào, su su, gấc, mướp, bí, dưa leo ... cho thu nhập rất tốt.
2. Mô hình trồng rau sạch thủy canh
Cũng tương tự như mô hình khí canh, mô hình thủy canh không sử dụng đất để trồng cây. Thay vào đó là mô hình chỉ tận dụng dung dịch thủy canh để nuôi trồng.
Cách xây dựng mô hình này khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị thùng xốp hay ống nhựa để ở nơi có ánh sáng, có thể kết hợp với lưới inox để tránh mưa. Tiếp đa bạn pha dung dịch thủy canh và tiến hành gieo hạt
Tùy vào từng đặc tính của rau mà bạn gieo hạt thưa hay dày và phun một lượng nước để giữ ẩm cho hạt.
Với mô hình này bạn cần thường xuyên chăm sóc, kiểm tra lượng nước dinh dưỡng cần thiết và loại bỏ những cây xấu, cây chết.
3. Mô hình trồng rau sạch Aquaponics
Đây là mô hình kết hợp giữa việc nuôi thủy sản và trồng thủy cảnh. Nghĩa là bạn sẽ trồng rau sạch nhờ chất dinh dưỡng có trong phân cá và các vi sinh vật trong nước tuần hoàn được luân chuyển từ bể cá. Các vi khuẩn như nitrite, nitrate có trong bể cá sẽ chuyển hóa thành chất dinh dưỡng tốt để cây hấp thụ. Sau đó, cây xanh sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng và lọc nước. Nước sạch sẽ theo đường ống trở lại bể cá.
Đây là mô hình hoàn toàn tự động và thông minh, giúp bạn không chỉ có rau sạch an toàn để kinh doanh mà còn có nước sạch để nuôi cá. Và không tốn quá nhiều thời gian và công sức chăm sóc.
IV. Kinh nghiệm kinh doanh rau sạch tại nhà
1. Xây dựng thương hiệu
Bạn cần xây dựng thương hiệu uy tín trong mắt khách hàng sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ mua hàng từ họ.
2. Có giấy chứng nhận rau an toàn
Việc sở hữu các giấy chứng nhận rau sạch an toàn sẽ giúp tạo được lòng tin với người tiêu dùng.
Một số chứng chỉ tiêu chuẩn bạn cần biết:
Chứng nhận VietGAP do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp.
PGS chứng nhận hữu cơ toàn cầu.
USDA Chứng nhận hữu cơ của Mỹ.
….
3. Thiết kế bao bì sản phẩm cụ thể
Bạn cần đầu tư thiết kế bao bì rõ ràng, thể hiện được thương hiệu và thông tin rau bạn trồng.
Một số thông tin cần thể hiện lên bao bì:
Thương hiệu
Nơi sản xuất
Hạn sử dụng
Tem kiểm định chất lượng
Hotline, trang web,...
4. Kết hợp với kinh doanh rau sạch online
Bạn có thể tiến hành xây dựng các kênh online trên Facebook, Instagram, hay website,... để thực hiện quảng bá thương hiệu, tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
Nên phân bổ nguồn lực để phát triển kênh bán hàng cả online và tại cửa hàng một cách tốt nhất để hỗ trợ việc kinh doanh rau sạch của bạn tốt hơn.
V. Các loại rau sạch dễ kinh doanh hiện nay
Thị trường có nhiều loại rau sạch được tiêu thụ. Tuy nhiên, một số loại rau sạch được ưa chuộng nhất hiện nay gồm:
1. Cải bó xôi
Giá trị dinh dưỡng cao và dễ dàng chế biến, cải bó xôi được rất nhiều người lựa chọn trong bữa ăn hàng ngày. Nhiều món ăn được chế biến từ loại rau này như nấu canh, xào thịt bò, luộc, ăn lẩu,... Bên cạnh đó, quá trình trồng trọt nhanh, yêu cầu về môi trường thấp là một trong những nguyên nhân bạn có thể thử trồng loại cây tiện dụng này.
2. Rau diếp
Thường được xem là loại rau vua trong các loại rau chế biến Salat, lượng rau diếp được tiêu thụ hằng ngày rất lớn. Bạn có thể dùng loại rau này để làm salat cho người ăn kiên, rau sống chấm mắm, cuốn thịt nướng,...
3. Đậu đũa
Đậu đũa thuộc dòng họ đậu, tuy nhiên kích thước của loại đậu này thu được lớn hơn nhiều so với các loại cây cùng dòng với nó. Nhiều món ăn được chế biến từ loại cây này như: xào thịt, luộc, muối chua,...
4. Cà rốt
Vừa có thể dùng làm salat, nấu món ăn, ăn sống vừa có thể làm nước ép đề bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, carrot được xem là loại củ quả đa công dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, loại củ này ưa lạnh nên để trồng trọt được bạn cần cân nhắc đến khí hậu mùa vụ hoặc đầu tư nhà kính để kinh doanh được tốt nhất.
5. Cà chua
Cà chua có giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều chất xơ và công dụng làm đẹp dành cho phái nữ. Cà chua thích hợp với các khu vực cần độ ẩm cao, có ánh sáng đầy đủ và dễ mắc bệnh nên cần chăm sóc thường xuyên. Loại quả này được các gia đình ưa chuộng dùng để chế biến thức ăn, nước ép, ăn sống, làm salat, mặt nạ,...
Giá trị dinh dưỡng cao, dễ trồng, dễ thu hoạch và nhu cầu thị trường đối với loại rau củ cao chính là lý do bạn có thể thử sức với môi hình kinh doanh này.
Mong rằng bài viết trên cung cấp đủ thông tinh làm thế nào để kinh doanh trồng rau sạch tại nhà. Nếu bạn có thêm ý kiến nào, có thể liên hệ với chúng tôi nhé!
Comments