Cảnh báo những dấu hiệu chứng tỏ mô hình kinh doanh có nguy cơ tụt dốc
Bất cứ mô hình kinh doanh nào, dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều không tránh khỏi những lúc khó khăn. Tuy nhiên, với cương vị là người làm chủ doanh nghiệp hãy nhanh chóng phát hiện những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp của bạn đang gặp vấn đề. Sau đây là 3 dấu hiệu kinh doanh có nguy cơ tuột dốc chứng tỏ một doanh nghiệp đang gặp khó khăn và công việc kinh doanh có nguy cơ giảm sút.
1. Doanh thu sụt giảm, hàng tồn kho
Thông qua báo cáo thu chi hàng ngày hàng tháng của một doanh nghiệp sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đó đang hoạt động như thế nào? Bạn cần nắm bắt rõ nguồn thu chi để biết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang trong tình trạng tuột dốc hay không? Lời hay lỗ? Tài chính thời điểm hiện tại có bao nhiêu để đảm bảo hoạt động kinh doanh thường xuyên cho doanh nghiệp.
Doanh thu và hàng tồn kho có liên quan mật thiết với nhau
Bên cạnh đó, hàng tồn kho cũng là yếu tố quan trọng để nắm bắt tình hình vì kho hàng được coi là giá trị lớn nhất trong doanh nghiệp. Vì vậy, nếu quản lý kho không đúng phương pháp thì sẽ gặp vấn đề về tồn kho. Hàng tồn kho nhiều dẫn đến nguy cơ giảm sút lợi nhuận hoặc nghiêm trọng hơn có thể phá sản.
Nhằm rút gọn các quy trình kiểm kho thủ công tốn nhiều thời gian và nhân lực, công ty Trường Minh Thịnh đưa ra phần mềm quản lý kho chuyên nghiệp. Phần mềm nhằm giải quyết các vấn đề về việc kiểm soát hàng hóa: thống kê hàng nhập vào, hàng xuất ra và lượng hàng tồn kho. Từ đó giúp các cá nhân và doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc kiểm kho và thống kê sản phẩm.
----> Xem thêm phần mềm quản lý kho chuyên nghiệp
2. Đối thủ cạnh tranh vượt trội
Đối thủ cạnh tranh vượt trội là một trong những nguy cơ khiến doanh nghiệp bạn xuống dốc
Trong mọi lĩnh vực kinh doanh nói chung, tất cả chúng ta đều có đối thủ. Các doanh nghiệp sẽ luôn luôn nghĩ cách để vượt qua những đối thử cạnh tranh khác. Tuy nhiên đừng vội hạ giá thành sản phẩm của bạn, điều đó có thể đánh mất khách hàng khi chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp lớn để vượt trội hơn đối thủ bạn cần phải có những chiến lược marketing và quản lý doanh nghiệp một cách khôn ngoan hơn hẳn các đối thủ trên thị trường.
3. Chiến lược kinh doanh không rõ ràng
Chiến lược kinh doanh khôn ngoan là những gì nhà quản trị cần làm
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp mắc phải những sai lầm trong quá trình xây dựng chiến lược trong kinh doanh. Một số doanh nghiệp quyết định đầu tư theo phong trào, thiếu tầm nhìn sứ mệnh không chú trọng xây dựng năng lực cốt lõi…hay nói cách khác là không có chiến lược kinh doanh rõ ràng dẫn đến việc mô hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp đề ra chiến lược kinh doanh nhưng không làm theo hoặc chiến lược kinh doanh sơ sài, không nghiên cứu kỹ lưỡng cũng chính là lý do thất bại trong kinh doanh. Việc đó nói lên rằng bạn cần tỉnh táo trước mọi quyết định và thực hiện chiến lược. Đừng vội thay đổi một chiếc lược dài hạn vài một vài chiến lược ngắn hạn.
Cách khắc phục xây dựng mô hình kinh doanh chuyên nghiệp
Mỗi doanh nghiệp chắc chắn sẽ có cách xây dựng mô hình kinh doanh riêng để đạt hiệu quả và phù hợp nhất với công việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, với trình độ phát triển của công nghệ như hiện nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng công nghệ vào trong hoạt động kinh doanh của mình.
Xây dựng mô hình kinh doanh chuyên nghiệp
Đi cùng với đó là sự ra đời của các công cụ hỗ trợ kinh doanh. Đặc biệt phần mềm bán hàng đa kênh chính là giải pháp mà mọi doanh nghiệp đều cần phải áp dụng để tăng hiệu quả kinh doanh và tiết kiệm được thời gian.Phần mềm quản lý bán hàng ra đời với mục tiêu tối ưu việc quản lý nhằm phục vụ cho các shop bán lẻ đồng thời giúp các cửa hàng, doanh nghiệp dễ dàng tổng hợp các quy trình và báo cáo hiệu quả trong kinh doanh.
Comments