[Cập nhật 2020]Các lưu ý về thủ tục đăng ký kinh doanh tại nhà
Nội dung:
Bạn muốn tìm hiểu các thủ tục đăng ký kinh doanh tại nhà? Bạn cần bổ sung giấy tờ gì và đăng ký ở đâu? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu về hộ kinh doanh cá thể - đối tượng đăng ký kinh doanh tại nhà
Theo điều 49 NĐ43 định nghĩa: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.
Tại đây bạn có thể hiểu sơ qua rằng, bạn có kinh doanh cửa hàng tạp hóa, kinh doanh online tại nhà,.. với nhân công không quá 10 người thì bạn có thể đăng ký kinh doanh tại nhà.
Vậy đăng ký kinh doanh tại nhà có những ưu điểm nào?
Thủ tục đăng ký kinh doanh tại nhà giúp cá nhân doanh nghiệp như thế nào?
Thông thường khi đăng ký kinh doanh, bạn sẽ phải chịu ràng buộc về thuế. Đây cũng là điều lo ngại của các nhà bán lẻ, kinh doanh tư nhân. Một số mô hình như kinh doanh online chưa có chính sách về thuế rõ ràng đã giúp người bán kiếm thêm thu nhập khổng lồ mà không phải đóng thuế cho nhà nước.
Tuy nhiên, những năm gần đây, bộ luật thương mại đang ngày càng được hoàn thiện và các chính sách về thuế đã được áp dụng đối với một số nhà cá nhân kinh doanh online thu nhập cao trên facebook. Đồng thời, khi mở rộng chi nhánh và cơ sở, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro khi phải xin cấp phép lại từ đầu và có sự nhập nhằng về thuế.
Chính vì vậy, việc hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh tại nhà là hoàn toàn cần thiết để các cá nhân doanh nghiệp yên tâm khi kinh doanh và hoàn thành nghĩa vụ của công dân.
Các lưu ý về thủ tục đăng ký kinh doanh tại nhà
Các lưu ý về thủ tục đăng ký kinh doanh tại nhà
Đối tượng đăng ký
Đối tượng là cá nhân hoặc hộ gia đình có đầy đủ hành vi dân sự.
Có một người đứng tên trên giấy chứng nhận và đây là đại diện pháp luật.
Người đứng tên chỉ được đứng tên duy nhất 1 hộ kinh doanh. Nếu có hộ kinh doanh trước đó, có thể thay người khác hoặc giải thể hộ kinh doanh cũ.
Cách đặt tên hộ kinh doanh
Phải đảm bảo yếu tố:“Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”
Tên đặt tiếng anh phải có dấu chấm đi kèm. Ví dụ: Hộ kinh doanh E.M.I.L.Y.
Không được trùng với tên riêng của những hộ kinh doanh khác trong phạm vi Quận (huyện)
Không trùng với thương hiệu đã đăng ký độc quyền.
Địa điểm đăng ký kinh doanh
Một hộ kinh doanh cá thể chỉ được đặt tại một địa điểm duy nhất trên phạm vi toàn quốc và không được thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện như công ty.
Nếu địa điểm là thuê cần phải xác định rõ tại UBND quận huyện.
Địa chỉ đăng ký HKD tuyệt đối không được là chung cư.
Địa chỉ đang nằm trong khu quy hoạch của nhà nước thì không được thành lập hộ kinh doanh.
Vốn điều lệ kinh đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Chưa có quy định về vốn điều lệ , bạn có thể tự do đăng ký.
Cần phải lưu ý thêm là việc chịu trách nhiệm về rủi ro của hộ kinh doanh là chịu trách nhiệm vô hạn (chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản có được) nên cân nhắc về rủi ro sau này.
Hộ kinh doanh nên đăng ký vốn thấp để tránh rắc rối với cơ quan thuế.
Số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh
Hộ lao động kinh doanh cá thể được phép sử dụng là 9 lao động. Nếu 10 người trở lên phải thành lập doanh nghiệp để tránh bị xử lý.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh
Thể hiện trên tờ khai đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ hướng dẫn cách thể hiện sao cho hợp lý nhất có thể.
Giấy tờ cần có để đăng ký hộ kinh doanh
Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh phải được ký trực tiếp, không thông qua trung gian.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản photo (nếu có))
2 CMND sao y công chứng không quá 3 tháng của chủ hộ và các thành viên (nếu có)
Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện (sao y công chứng)
Nếu bạn vẫn chưa thành thạo và tránh rủi ro với thủ tục đăng kí kinh doanh. Bạn có thể thử tham khảo dịch vụ Phục vụ đăng kí doanh nghiệp tại nhà.
Xem thêm: Tránh rủi ro với các thủ tục đăng ký bán hàng online
Dịch vụ phục vụ đăng ký doanh nghiệp tại nhà
Sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh tại nhà
- Tiếp nhận thông tin đăng ký thành lập mới doanh nghiệp, Chi nhánh, Văn phòng, Địa điểm kinh doanh
- Loại hình: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty Cổ phần tại bất kỳ thời điểm nào (24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần) và tại bất kỳ địa điểm nào có kết nối mạng Internet.
- Hướng dẫn qua mạng Internet, không nhiều hơn 02 lần, để doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp trong vòng 24 giờ (trừ thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ theo quy định) kể từ khi nhận thông tin đăng ký qua mạng của doanh nghiệp.
- Sau khi hồ sơ hoàn chỉnh, doanh nghiệp có thể tự chọn một trong ba hình thức để hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp, cụ thể như sau:
+ Ở nhà và sử dụng dịch vụ “Nhận và trả kết quả hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại nhà” do Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp
+ Đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để nộp hồ sơ và sử dụng dịch vụ “Trả kết quả hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại nhà” do Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp
+ Đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp trực tiếp
Thời gian giải quyết hồ sơ: trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
* Trường hợp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ “Nhận và trả kết quả hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại nhà” hoặc “Trả kết quả hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại nhà” do Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp thì thời gian Bưu điện Thành phố phát trả kết quả hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại nhà cho doanh nghiệp là ngày thứ ba (trong vòng 03 ngày làm việc) tính từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ.
Đối với thủ tục đăng ký kinh doanh tại nhà có những lưu ý như trên. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành thủ tục tốt nhất và tránh rủi ro trong kinh doanh, bạn cần tìm đến các cơ quan thẩm quyền chuyên môn để được tư vấn tốt nhất nhé!
Comments