Bí Quyết Kinh Doanh Giày Dép 1 Vốn 4 Lời Không Phải Ai Cũng Biết
Nội dung:
Bạn đang có một số vốn nhất định và đang cân nhắc đến việc kinh doanh giày dép để kiếm lời. Mặt hàng giày dép tương đối phổ biến và là thị trường tiêu thụ lớn, đây chính là mảnh đất màu mỡ, đầy tiềm năng. Tuy nhiên, để bắt tay vào kinh doanh, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn và đôi khi không biết phải bắt đầu từ đâu. Chúng ta đều đã từng nghe câu “ Phi thương bất phú” nhưng làm thế nào để “thương” đúng cách? Bài viết này BinhDuongNgayNay sẽ mang đến cho bạn những bí quyết kinh doanh giày dép mang lại lợi nhuận cao và phát triển lâu dài.
I. Có nên kinh doanh giày dép trong thời điểm hiện nay hay không?
Nhờ vào sự phát triển vượt bậc của kinh tế và xã hội, người tiêu dùng có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến đời sống vật chất và tinh thần. Trong đó, nhu cầu về thời trang và thẩm mỹ được đề cao và phát triển hơn.
Đặc biệt, giày dép thường là nhóm hàng thời trang có xu hướng tiêu thụ nhiều. Đây cũng có thể được coi là sản phẩm thiết yếu đối với mọi người, mọi lứa tuổi, giới tính,... Bên cạnh đó, giày dép không chỉ là một vật dụng đi lại bảo vệ chân mà còn là phụ kiện thời trang làm tăng tính thẩm mỹ của nhiều người.
Xét trên thực tế, bạn sẽ thấy đa phần nhiều người đều sở hữu số lượng giày dép không ít, trung bình cứ mỗi người tiêu dùng sẽ có từ 2-4 đôi giày cùng lúc. Con số này nhân lên, bạn sẽ thấy số lượng khách hàng vô cùng lớn, đây chính là cơ hội tốt cho những bạn có ý định kinh doanh giày dép.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn, thì có khá nhiều thách thức lớn với sự cạnh tranh của nhiều chủ cửa hàng giày dép, tranh giành thị trường,... Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn thử sức với buôn bán giày dép thì hãy bình tĩnh và chuẩn bị đầy đủ các kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh.
II. Những khó khăn thường gặp khi kinh doanh giày dép
Các chủ cửa hàng giày dép khi mới bắt đầu kinh doanh cả offline hay online đầu luôn gặp phải nhiều vấn đề khó khăn như:
Không nắm bắt kịp các xu hướng thời trang mới, không cập nhật được liên tục các sản phẩm theo thị hiếu của người tiêu dùng.
Nguồn hàng “tạp nham”, không thể tìm kiếm được nhà cung cấp chất lượng, sản phẩm đẹp để đáp ứng được nhu cầu của người mua.
Không tính toán được chi phí đầu tư khi nhập lượng hàng lớn.
Chưa biết cách khai thác các kênh online để tiếp thị, quảng bá và thu hút khách hàng tiềm năng.
Thường xuyên phải tồn hàng nhiều, hàng lỗi thời gây thất thoát, đồng thời còn phải gắn thêm chi phí tồn kho và không biết cách thanh lý hàng tồn hiệu quả.
Và còn rất nhiều vấn đề khó khăn khác nữa.
Vậy làm sao để giải quyết được những khó khăn trên? Đó luôn làm niềm trăn trở của rất nhiều chủ cửa hàng kinh doanh giày dép hiện nay. Cùng xem đến phần tiếp theo sẽ giúp các bạn giải đáp những vấn đề trên.
III. Kinh nghiệm kinh doanh giày dép cần ghi nhớ
1. Phân tích thị trường kinh doanh
Trên thị trường có vô số mẫu mã, thương hiệu giày dép khác nhau, bạn không thể đầu tư vào tất cả các mẫu giày dép để kinh doanh được, Vì vậy bạn cần xác định được đối tượng khách hàng của mình là ai? Nhu cầu của họ là gì? Mẫu giày dép nào được ưa thích nhất?,... Trả lời được những câu hỏi trên sẽ giúp bạn định hình được phân khúc khách hàng và những sản phẩm cần bán.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phân tích đối thủ cạnh tranh về giá cả, những sản phẩm chủ đạo, các chính sách chăm sóc khách hàng, chương trình khuyến mãi,... Từ đó, học hỏi được điểm mạnh của đối thủ để áp dụng vào kế hoạch kinh doanh của mình.
Bạn cũng cần phải nắm bắt và liên tục cập nhật những xu hướng thời trang mới, để cung cấp các dòng sản phẩm mới nhất, hot nhất đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2. Kinh doanh giày dép cần bao nhiêu vốn?
Tùy vào mô hình mà bạn kinh doanh và phân khúc khách hàng mà chuẩn bị nguồn vốn khác nhau. Hiện nay, mô hình kinh doanh giày dép phổ biến là kinh doanh giày dép online, mở cửa hàng giày dép hoặc kết hợp cả hai.
Số vốn cần chuẩn bị như sau:
Tiền thuê mặt bằng: Tùy vào địa điểm kinh doanh bạn đã chọn mà có mức giá khác nhau. Trung bình khoảng từ 5-20 triệu đồng. Bạn cũng cần phải chuẩn bị một khoản chi phí để thanh toán tiền cọc trước cho từ 3-6 tháng.
Tiền mua sắm các trang thiết bị trong cửa hàng như kệ trưng bày, gương, quầy tính tiền, các hệ thống an ninh,...
Tiền thuê nhân viên bán hàng: dao động trung bình từ 5-8 triệu đồng/người/tháng và còn kèm theo tiền hoa hồng khi bán được hàng. Tùy vào quy mô kinh doanh mà bạn tuyển số nhân viên vừa đủ.
Chi phí marketing: quảng cáo, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, và các chi phí cho chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng.
Chi phí cho phần mềm quản lý bán hàng.
Các chi phí dự phòng kinh doanh.
3. Tìm nguồn hàng giày dép chất lượng
Đã mở cửa hàng giày dép ngoài sản phẩm mẫu mã đa dạng, các sản phẩm mẫu trưng bày phải có sẵn một lượng hàng nhất định trong kho đảm bảo đủ size, đủ màu,... cho khách hàng lựa chọn. Bên cạnh đó, cũng phải thường xuyên cập nhật các mẫu sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thời trang của người tiêu dùng.
Bạn nên tìm nhập hàng từ các địa chỉ cung cấp uy tín với nhiều chính sách ưu đãi cho chủ cửa hàng như chính đổi trả, chính sách ưu đãi, khuyến mãi khi nhập hàng nhiều, hỗ trợ phí vận chuyển, bảo hành,...
Một số nguồn hàng uy tín bạn có thể lựa chọn như:
Nhập trực tiếp tại các xưởng gia công, sản xuất giày dép.
Nhập từ các đại lý phân phối sản phẩm.
Nhập hàng từ nước ngoài để đa dạng sản phẩm.
4. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh
Mặt bằng kinh doanh giày dép là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Bạn nên thuê mặt bằng kinh doanh ở khu đông dân cư, nhiều người qua lại, gần các con đường lớn giao thông thuận tiên. Lưu ý nên có chỗ để xe rộng rãi thuận tiện cho nhiều khách hàng ghé thăm và giao hàng.
5. Định giá sản phẩm
Những mặt hàng cao cấp sẽ được định giá cao để phù hợp với thương hiệu và phân khúc khách hàng hạng sang. Còn với những cửa hàng thông thường kinh doanh giày dép bình dân, sản phẩm thường ít có sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh thì cần tạo nên sự khác biệt về giá để tăng khả năng cạnh tranh.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải luôn cập nhật tình hình giá cả trên thị trường, lập chiến lược kinh doanh giày dép cụ thể, nắm bắt được các chương trình khuyến mãi của đối thủ để điều chỉnh chính sách khuyến mãi của mình tốt hơn.
6. Xây dựng chiến lược marketing
Để kinh doanh giày dép hiệu quả hơn, các chủ cửa hàng không xem nhẹ chiến lược marketing. Để thu hút khách bạn cần: dựng các banner quảng cáo, đưa ra các chương trình khuyến mãi,...
Đặc biệt, nên có dịch vụ bảo hành và giao hàng tận nơi để giúp cửa hàng kinh doanh giày dép tạo nên sự khác biệt trong mắt khách hàng.
IV. Một số mô hình kinh doanh giày dép ít vốn bạn có thể tham khảo
1. Kinh doanh giày dép online
Với sự phát triển của công nghệ, người Việt thường dành ra rất nhiều thời gian trong ngày để lướt Facebook, hay các mạng xã hội khác.
Nếu có vốn ít bạn có thể lựa chọn kinh doanh giày dép online, vừa giúp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng lại mang về doanh thu cao. Hoặc vừa mở cửa hàng giày dép vừa kết hợp kinh doanh online trên các trang để mở rộng quy mô bán hàng.
Xây dựng trang bán hàng trên mạng xã hội (Facebook, Zalo,..), tạo website hay bán hàng trên các trang thương mại điện tử,... triển khai các chiến lược chạy quảng cáo để quảng bá thương hiệu và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
2. Nhập giày dép từ xưởng bỏ sỉ/lẻ
Hiện nay nhu cầu kinh doanh giày dép của nhiều người phát triển. Vì vậy, việc nhập hàng tại xưởng để bỏ sỉ/lẻ cho các khách nhỏ hơn để kiếm lời là một ý tưởng không tồi.
Mô hình này chủ yếu là bạn tạo mối quan hệ với các xưởng sản xuất từ đó nhập hàng để được chiết khấu cao.
Tiếp theo đó, bạn cần quảng cáo để tìm nguồn khách mua hàng là được.
3. Kinh doanh giày đồng phục hoặc giày đôi
Với thị trường ngày càng đa dạng, bạn có thể khởi nghiệp với mô hình kinh doanh giày đồng phục hoặc giày đôi.
Với mô hình này, bạn sẽ không cần nhiều khách, đôi khi củ cần 1 là đủ, vì thường khách sẽ mua với số lượng lớn. Bạn có thể kết hợp với kinh doanh quần áo đồng phục hoặc đồ đôi để dễ bán hơn.
4. Mở cửa hàng giày dép giá rẻ
Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho những bạn trẻ đang có ít vốn. Bạn có thể nhập hàng taobao, hàng Quảng Châu hoặc các giày dép sản xuất trong nước để kinh doanh.
Để mô hình kinh doanh này thành công, bạn cần thực hiện 2 tiêu chí đó là phải đẹp và rẻ. Do đó, bạn phải chấp nhận chịu lãi ít hơn nhưng bù lại lượng mua sẽ nhiều hơn và mua thường xuyên hơn nếu bạn cập nhật nhiều mẫu mã mới đẹp nhanh chóng.
5. Mở cửa hàng giày dép đồng giá
Hiện nay, mô hình kinh doanh giày dép đồng giá khá độc đáo và đang rất được ưa chuộng. Ngay từ cái tên đã tạo nên sự tò mò và lôi cuốn khách hàng. Với mô hình này, khách hàng sẽ có xu hướng mua nhiều hơn và dễ gom hàng để thỏa mãn sở thích mua sắm của mình.
Do đó, bạn không nên quá trú trọng vào việc lãi cao mà hãy tận tận dụng các khuyến mãi để lôi kéo khách hàng.
Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý tính toán chi phí lợi nhuận sao cho hợp lý để tránh mang lỗ nhé.
V. Lưu ý trong quản lý, kinh doanh giày dép
Làm sao để quản lý cửa hàng giày dép hiệu quả? Kiểm soát được số lượng hàng tồn kho? Quản lý được hết các loại sản phẩm? Hãy tưởng tượng nếu mỗi ngày khách hỏi bạn về mẫu, về size,... bạn phải chạy vào kho và lục tung lên để tìm đúng sản phẩm cho khách, có phải rất mất thời gian không?
Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất chính là giải pháp tối ưu giúp bạn giải quyết được tất cả các vấn đề trên.
Bạn có thể quản lý được từng sản phẩm theo mã vạch, giúp việc quản lý và kiểm soát tồn kho dễ dàng và chính xác hơn.
Bên cạnh cũng giúp bạn tra cứu thông tin sản phẩm dễ dàng tư vấn nhanh chóng cho khách hàng từ mẫu mã, size, số lượng, giá khuyến mãi kèm theo,...
Giúp việc thanh toán cực kỳ chính xác và nhanh chóng.
Quản lý và lưu trữ thông tin khách hàng, các lần giao dịch,... hỗ trợ việc chăm sóc khách hàng chu đáo hơn và remarketing hiệu quả.
Hỗ trợ tạo các chương trình khuyến mãi phù hợp với từng nhóm khách hàng.
Quản lý và phân quyền nhân viên giúp việc đánh giá năng suất làm việc chính xác hơn.
Báo cáo, thống kế chi tiết các hoạt động bán hàng giúp chủ cửa hàng nắm bắt chính xác được tình hình kinh doanh để có các giải pháp cải thiện phù hợp.
Và còn rất nhiều tính năng khác nữa.
Trên đây là toàn bộ cẩm nang kinh doanh giày dép đúc kết được từ những kinh nghiệm thực tiễn của nhiều người thành công đi trước. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn đủ tự tin khi kinh doanh trong lĩnh vực này. Chúc các bạn thành công!
Comments