Tư vấn kinh doanh phòng gym mang lại lợi nhuận khủng
Nội dung:
Kinh doanh phòng tập gym có lời không? Để mở một phòng tập gym cần chuẩn bị những gì? Chi phí có tốn kém không? Làm thế nào để kinh doanh hiệu quả? Đây đều là những câu hỏi mà bất kỳ ai đang có ý định kinh doanh trong lĩnh vực này đều cần được giải đáp. Hãy cùng BinhDuongNgayNay tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Kinh doanh phòng gym là một xu hướng phát triển đáng để đầu tư hiện nay. Để đạt được hiệu quả, doanh thu cao ổn định và lâu dài, bạn cần phải có một bản kế hoạch bày bản, chi tiết phù hợp với mô hình, định hướng kinh doanh của bản thân. Bắt đầu ngay với kế hoạch kinh doanh phòng tập gym cho người mới bắt đầu sau đây.
I. Mô hình kinh doanh phòng gym phổ biến hiện nay
Các mô hình kinh doanh phòng gym hiện nay
1. Mô hình phòng gym bình dân
Mô hình phòng gym bình dân có mức kinh phí đầu tư ban đầu ít. Hướng đến các đối tượng tầm trung có nhu cầu tập thể dục nhưng không thường xuyên. Ví dụ như học sinh, sinh viên, dân lao động,... Với mức phí thu từ các gói tập mỗi tháng có thể tâm 200.000-500.000 đồng.
Diện tích kinh doanh của mô hình này không quá lớn, đủ đảm bảo không gian tập luyện cho từ 10-15 khách hàng cùng lúc và bố trí đầy đủ các thiết bị cần thiết.
Thường đầu tư cho các thiết bị có phân khúc bình dân, đồng thời kết hợp với các thiết bị hàng thanh lý để tối ưu hơn về kinh phí đầu tư.
2. Mô hình phòng gym tầm trung kết hợp dịch vụ
Đây là hình thức mở rộng của mô hình phòng gym bình dân. Bạn có thể tham khảo các mô hình bình dân kết hợp với các loại hình dịch vụ như Kickboxing, yoga, zumba, dance,...
Mô hình này phù hợp với diện tích lớn hơn, đảm bảo khách hàng có bạn có không gian thoải mái để tập luyện. Đồng thời dễ dàng bố trí các loại hình dịch vụ kết hợp có không gian tập riêng, gia tăng trải nghiệm của khách hàng.
Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn một chủ đề, phong cách trang trí cụ thể cho phòng gym để thur hiện được sự chuyên nghiệp và gây ấn tượng tốt với khách hàng.
Với mô hình này mức thu phí từ các gói tập riêng mỗi tháng có thể dao động từ 400-600 nghìn đồng, cùng với các dịch vụ khác mức phí tầm 400-500 nghìn đồng/tháng.
3. Mô hình phòng tập gym chuẩn 5 sao
Với kinh phí đầu tư khá lớn, đáp ứng nhu cầu cho các phân khúc khách hàng cao cấp. Cung cấp các thiết bị cao cấp đạt chuẩn quốc tế, nội thất, không gian chuyên nghiệp, có bộ nhận diện thương hiệu bắt mắt. Đồng thời kết hợp với các dịch vụ khác nhau nhằm đa dạng các phương pháp tập luyện cho khách hàng.
II. Chi phí mở phòng tập gym là bao nhiêu?
Vốn mở phòng gym là bao nhiêu?
1. Chi phí thuê mặt bằng mở phòng tập gym
Số vốn đầu tiên bạn cần chú ý đến là tiền thuê mặt bằng mở phòng gym. Diện tích phải đủ lớn để có thể chứa được số lượng người tập tương ứng với mô hình hướng đến cùng với không gian rộng rãi để đặt dụng cụ, thiết bị tập.
Bạn nên chọn địa điểm ở nơi đông dân cư, gần các trường học, trung tâm thương mại hay khu chung cư,... tùy vào mô hình và đối tượng hướng đến mà lựa chọn địa điểm cho phù hợp.
Ví dụ phòng gym rộng khoảng từ 50-70 mét vuông sẽ có phí thuế từ 10-30 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào vị trí.
Bên cạnh đó, bạn cần phải chuẩn bị một khoản tiền cọc trước 3-6 tháng cho chủ nhà.
2. Chi phí mua các dụng cụ, trang thiết bị
Bạn cần đầu một khoản chi phí mua dụng cụ và trang thiết bị cho phòng tập khá lớn. Nếu không có nhiều vốn bạn có thể lựa chọn các dụng cụ tập luyện trong nước hoặc mua là đồ cũ còn tốt.
Nhìn chung, chi phí mua sắm các trang thiết bị cho phòng tập thường dao động từ 100-250 triệu đồng, tùy thuộc vào dòng thiết bị và số lượng cần trang bị.
3. Chi phí thuê nhân viên và huấn luyện viên
Ngoài thuê nhân viên kinh doanh bạn cần phải thuê thêm huấn luyện viên. Đối với một phòng gym nhỏ, bạn có thể quản lý hết mọi thứ. Tuy nhiên với những phòng gym lớn bạn cần phải thuê thêm vị trí bảo vệ.
Tùy thuộc với quy mô mà số lượng nhân viên sẽ khác nhau. Nếu bạn thuê từ 3-4 nhân viên chi phí phải trả mỗi tháng dao động từ 20-25 triệu đồng.
4. Chi phí tiếp thị
Kinh doanh phòng gym bạn cũng cần phải tính toán đến các chi phí cho việc tiếp thị, quảng cáo phòng tập. Đặc biệt sẽ đầu tư nhiều trong thời gian mới mở để có nhiều khách hàng biết đến bạn nhiều hơn.
Các chi phí khác cho bảng hiệu, banner,... cũng cần được tính toán cẩn thận.
5. Các khoản chi phí mở phòng gym bình dân khác
Bạn cần đầu tư thêm một số các chi phí khác như: máy điều hòa, tủ đựng đồ cho khách đến tập, làm cửa kính, làm thẻ thành viên, hay mua phần mềm quản lý cửa hàng…
Và cần phải chuẩn bị thêm các khoản dự trù khác. Tổng kết bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng vốn mở phòng gym để tránh sai sót về sau.
III. Nguồn doanh thu khi mở phòng tập gym
Tiếp theo, tìm hiểu nguồn doanh thu phòng tập gym sẽ đến từ những nguồn nào để hoạch định doanh thu đầu vào giúp bạn cân đối ngân sách, giải quyết được các vấn đề lãi lỗ.
1. Doanh thu để từ phí tập luyện
Đây là nguồn doanh thu chính, chiếm tỷ lệ cao nhất trong phòng tập, sẽ bao gồm nguồn thu từ các thành viên trong phòng tập và PT cá nhân hướng dẫn.
Trong đó, doanh thu đến từ PT cá nhân sẽ tương ứng với các phòng tập fitness chuyên nghiệp. Nhóm khách hàng thường là những người nổi tiếng, doanh nhân, hay những người có điều kiện và nhu cầu tập riêng. Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu thiết kế một bài tập riêng biệt phù hợp với cơ địa và mong muốn của mỗi người. Tùy thuộc vào gói tập mà có mức giá khác nhau.
Còn doanh thu từ các thành viên cụ thể trong từng mô hình phòng tập gym sẽ khác nhau:
Phòng gym bình dân có giá từ 200.000-500.000 đồng/tháng.
Phòng gym tầm trung có giá từ 400.000-800.000 đồng/tháng tùy các dịch vụ kèm theo.
Phòng gym cao cấp có mức phí khá cao từ vài triệu để vài chục triệu đồng theo các gói tập.
2. Doanh thu từ việc bán phụ kiện tập kèm theo
Tùy thuộc theo từng quy mô phòng tập mà bạn có mở thêm các quầy bán đồ phụ kiện kèm theo. Thông thường đối với các phòng gym từ tầm trung đến cao cấp sẽ đầu tư thiết kế thêm quầy bán phụ kiện.
Một số các phụ kiện như túi đựng đồ, bình nước, giày tập, quần áo tập gym, tạ tay, thảm yoga,...
3. Doanh thu từ việc bán thực phẩm chức năng
Bạn có thể thiết kế thêm quầy nhỏ để bán kèm các thực phẩm chức năng hỗ trợ tốt cho cơ trong quá trình tập luyện.
Hiện nay có rất nhiều các bên chuyên cung cấp thực phẩm chức năng chất lượng, bạn cần tìm hiểu kỹ càng những nơi uy tín, rõ nguồn gốc và có giấy chứng nhận.
Các thực phẩm chức năng cho người tập gym sẽ mang lại một khoản nguồn thu lớn cho phòng tập nếu bạn biết cách tư vấn và lựa chọn những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng của mình.
IV. 5+ Kinh nghiệm kinh doanh phòng tập gym cần lưu ý
Tổng hợp các kinh nghiệm mở phòng tập gym hiệu quả
1. Xác định khách hàng
Điểm mấu chốt để kinh doanh thành công đó là bạn cần xác định đúng đối tượng khách hàng của mình. Hãy xem xét khách hàng của bạn đang có nhu cầu nào, thu nhập, mức sống như thế nào,... từ đó lựa chọn mô hình và mức đầu tư phù hợp.
Bạn hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng, xem các gói dịch vụ, thẻ tập, giá vé,... có phù hợp và hấp dẫn hay không.
2. Vị trí mở phòng gym
Bạn cần lựa chọn vị trí ở gần mặt đường, gần khu dân cư, gần chợ hay các trung tâm thương mại.
Bên cạnh đó, cần chú ý nơi có giao thông thuận tiện, có thể mở nhạc thoải mái mà không sợ ảnh hưởng đến những người xung quanh. Còn để thuận tiện cho việc vận chuyển và lắp đặt máy móc.
Đối với các phòng gym cao cấp thì vị trí càng gần các khu vực dân cư cao cấp, tòa nhà văn phòng, hay trong các tòa chung cư là một lựa chọn phù hợp nhất.
3. Chuẩn bị máy móc hỗ trợ
Danh sách một số dụng cụ cần cho phù tập gym:
Máy chạy bộ: là thiết bị cần thiết được nhiều người tập yêu thích, thuận tiện cho quá trình tập luyện. Máy chạy bộ sẽ có lượng lớn khách hàng có nhu cầu tập luyện. Trong một phòng tập tiêu chuẩn phải có từ 3 máy trở lên.
Xe đạp tập thể dục: là thiết bị chuyên dùng để tập bắp chân và cơ đùi. Với kích thước nhỏ gọn, không chiếm nhiều không gian, lại mang lại hiệu quả cao. Là một thiết bị đáng để các chủ phòng gym đầu tư.
Các thiết bị tập chân bao gồm máy tập móc đùi, máy tập đạp đùi.
Ghế tập bụng, lưng eo và các dụng cụ dành cho chị em như máy xoay eo, dụng cụ massage,...
Còn dụng cụ cho nam giới bao gồm tạ, giá để tạ, đòn tạ,...
Cách lựa chọn máy tập thể hình
Bạn cần nhập các loại máy chất lượng, đảm bảo an toàn cho người tập. Như vậy sẽ làm tăng uy tín của phòng tập trong những ngày đầu khai trương.
Sắp xếp các máy móc trong phòng tập gym
Diện tích phòng rộng, thông thoáng và bố trí các thiết bị hợp lý. Nếu phòng tập của bạn nhỏ, sẽ khiến việc tập luyện bị hạn chế, các thiết bị đặt san sát nhau sẽ gây khó khăn khi vận động hoặc phát ra các mùi hôi khó chịu chung.
Vì vậy, bạn cần đảm bảo không gian đủ rộng, các máy móc thiết bị được đặt có khoảng cách. Đồng thời, bố trí thêm hệ thống quạt thông gió hay điều hòa để mang lại bầu không khí thoải mái cho người tập.
Cách sắp xếp máy móc:
Các loại máy có chức năng riêng biệt cần sắp xếp khoa học theo nhóm.
Phân khu theo chức năng như nhóm cơ hoặc theo cấu tạo như máy tự rời, máy tạ khối nên đặt gần nhau.
Các thiết bị nặng như tạ không để ở gần gương hoặc cửa kính.
Thiết kế nội thất tạo cảm hứng
Phòng tập gym chuyên nghiệp sẽ thể hiện được đẳng cấp và thu hút hội viên. Thiết kế phù hợp sẽ tạo nên cảm hứng vu vui cho người tập.
Bạn nên thiết kế không gian thoáng, lắp đặt thêm cửa kính, gương để tạo không gian thoải mái cho khách hàng. Gỗ lót sàn cũng là một vật liệu được ưa thích, nó thể hiện được đẳng cấp vừa sang trọng lại dễ dọn dẹp. Nếu có ít vốn, bạn có thể sử dụng miếng dán lót giả gỗ vẫn được.
Bạn cần thiết kế 2 khu vực bao gồm khu vực để máy tập và khu vực nghỉ ngơi. Ngoài ra, một số phòng gym cao cấp còn đầu tư cả hệ thống phòng tắm khang trang, kèm theo một số dịch vụ như căn tin, hồ bơi,...
4. Có đội ngũ nhân viên chất lượng
Tùy thuộc vào mô hình phòng tập gym mà bạn có thể tuyển nhiều hay ít bộ phận. Tuyển nhân sự là một yếu tố quan trọng bạn cần lưu tâm do thông qua những người này sẽ giúp bạn tạo dựng được lực lượng khách hàng trung thành.
Dù ít hay nhiều, một phòng tập gym chuyên nghiệp phải có huấn luyện viên. Đây là người trực tiếp gặp gỡ, thường xuyên giao tiếp và tiếp xúc với khách hàng. Hãy chắc chắn răng huấn luyện viên ở phòng gym của bạn được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và nắm rõ các quy định an toàn trong phòng tập.
Đối với các phòng tập có quy mô lớn bạn cần phải thêm thu ngân bán thẻ thành viên, nhân viên kinh doanh, nhân viên dọn dẹp, nhân viên bảo vệ tài sản phòng tập,...
Bạn cũng cần một người quản lý phòng tập để có thể theo dõi hoạt động và xử lý các tình huống bất ngờ khi không có chủ tại phòng gym.
5. Lên phương án truyền thông cho phòng gym
Việc quảng bá, truyền thông là vô cùng cần thiết, đặc biệt đối với các phòng tập gym mới. Dù cơ sở của bạn hiện đại đến đâu, dịch vụ tốt như thế nào thì nếu không có một chiến lược marketing quảng bá tốt thì khó có thể phát triển và thu hút khách hàng tìm đến được.
Sau tuần đầu khai trương, khi phòng tập đã được nhiều khách hàng biết đến nhờ giới thiệu của bạn bè hay qua các kênh truyền thông, tiếp thị. Bạn có thể giảm bớt việc chạy quảng cáo và tập trung cho việc quản lý phòng gym nhiều hơn.
V. Cách quản lý và vận hành phòng gym
1. Quản lý chi phí
Trước tiên bạn cần giảm thiểu và loại bỏ những chi phí không cần thiết trong hoạt động của phòng gym. Bạn cần thống kê lại đề
Nếu bạn thống kê được đầy đủ các khoản chi phí sử dụng hàng tháng và nhìn vào đó để lên chiến lược tối ưu lại ngân sách chung.
2. Quản lý quan hệ khách hàng
Đối với kinh doanh phòng gym đây là một vấn đề quan trọng. Bạn cần chăm sóc khách hàng để duy trì hình ảnh thương hiệu và lượng khách hàng ổn định.
Luôn nâng cao chất lượng các dịch vụ và giải đáp các vướng mắc cho khách hàng. Các góp ý của khách hàng phải tiếp thu có chọn lọc và nếu cần thiết thì nên điều chỉnh lại cho phù hợp.
Bên cạnh đó, để đảm bảo dữ liệu các thành viên, các gói tập cho từng người để cung cấp các chương trình phù hợp, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Có tích hợp đầy đủ các tính năng giúp quản lý được tất cả dữ liệu của thành viên tham gia, lên các chương trình phù hợp để giữ chân họ.
3. Quản lý máy móc, trang thiết bị
Bạn cần phải quản lý bảo trì các thiết bị, máy móc tập để tránh làm gián đoạn việc tập của mọi người. Hàng tháng bạn có thể dành ra một khoản quỹ chi phí khấu hao cho việc bảo dưỡng máy.
4. Sử dụng phần mềm quản lý
Bằng cách sử dụng thêm phần mềm quản lý bán hàng cho phòng tập gym sẽ giúp bạn tối ưu hóa được quy trình hoạt động. Các công việc được xử lý khoa học hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí.
>>Top các phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả được sử dụng phổ biến hiện nay.
Phần mềm không chỉ giúp bạn quản lý được dữ liệu khách hàng, nhân viên, mà còn hỗ trợ tổng hợp các báo cáo, tình hình doanh thu chính xác. Bạn sẽ dễ dàng giám sát hoạt động từ xa của phòng tập 24/7.
Tóm lại
Với những chia sẻ trên đây hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng về phương án kinh doanh phòng gym hiệu quả.
Comments