Làm Thế Nào Để Kinh Doanh Thực Phẩm Sạch Thu Lời Ổn Định?


Nội dung:
- I. Có nên kinh doanh thực phẩm sạch?
-
II. Kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm sạch hiệu quả qua từng giai đoạn
-
1. Giai đoạn đầu: Mở cửa hàng thực phẩm sạch cần chuẩn bị những gì?
- 1.1 Đặt tên thương hiệu
- 1.2 Chọn địa điểm kinh doanh phù hợp
- 1.3 Tính toán kinh doanh thực phẩm sạch cần bao nhiêu vốn?
- 1.4 Tìm nguồn hàng thực phẩm sạch chất lượng
- 1.5 Trang trí cửa hàng thực phẩm bắt mắt
- 1.6 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng
- 1.7 Đăng ký thủ tục, giấy phép kinh doanh nông sản sạch
- 2. Giai đoạn 2: Tiến hành khai trương và phát triển mô hình kinh doanh thực phẩm sạch
- 3. Giai đoạn 3: Phát triển và đẩy mạnh thương hiệu cửa hàng
-
1. Giai đoạn đầu: Mở cửa hàng thực phẩm sạch cần chuẩn bị những gì?
- III. Quản lý cửa hàng thực phẩm thế nào là hiệu quả?
- IV. Tổng kết
Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ưa chuộng những loại thực phẩm sạch an toàn, rõ nguồn gốc và tốt cho sức khỏe. Để đáp ứng được nhu cầu này của người tiêu dùng hiện nay nhiều cửa hàng thực phẩm sạch ra đời. Tuy nhiên, không phải cứ mở cửa hàng mang về nhiều khách hàng và thành công. Có không ít cửa hàng thất bại bởi nhiều lý do khác nhau như nguồn thực phẩm không chất lượng, không biết cách bảo quản, khách hàng không biết đến bạn,... Sau đây, BinhDuongNgayNay sẽ đưa ra những kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm sạch hiệu quả giúp bạn thu lời ổn định và giữ chân được khách hàng. Cùng tìm hiểu nhé.
I. Có nên kinh doanh thực phẩm sạch?
Nhu cầu về thực phẩm ở Việt Nam hiện nay vô cùng lớn gần như ai cũng biết. Với những người có thu nhập trung bình trở lên, quan tâm đến sức khỏe bản thân và gia đình thì có nhu cầu cao nhất.
Lợi nhuận thu được khá cao từ 15% đến 30% và quay vòng vốn lại nhanh gần như trong 1 hoặc vài ngày là có thể biết chính xác được lãi lỗ.
Bạn có thể thấy một ví dụ điển hình như cửa hàng thịt sạch tại các đô thị lớn mọc lên như nấm khi mà dịch bệnh heo tai xanh hay dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện ở nước ta. Vì vậy, mà việc mở cửa hàng thịt tươi đều phát triển vô cùng thuận lợi.
Một trong những điều tôi thích nhất ở lĩnh vực này đó chính là sẽ luôn cho bạn một môi trường làm việc sáng tạo, được khởi nghiệp bằng chính bản lĩnh của mình và đi đúng với đạo đức. Đây là một ngành rất đáng để các bạn đầu tư khởi nghiệp.
II. Kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm sạch hiệu quả qua từng giai đoạn
1. Giai đoạn đầu: Mở cửa hàng thực phẩm sạch cần chuẩn bị những gì?
1.1 Đặt tên thương hiệu
Đặt tên thương hiệu để khẳng định tầm nhìn, sứ mệnh và những gì bạn có thể mang lại cho xã hội qua việc kinh doanh thực phẩm của mình. Cần tạo nên sự khác biệt và ấn tượng trong cái tên, slogan, logo và bộ nhận diện. Tên thương hiệu nên ngắn gọn, dễ hiểu và không trùng lặp khiến khách hàng khó tìm kiếm.
1.2 Chọn địa điểm kinh doanh phù hợp
Địa điểm mở cửa hàng có vai trò quan trọng quyết định sự thành công của bạn. Ban nên mở cửa hàng thực phẩm ở nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập tốt, gần chợ, gần trường học, gần các tòa nhà văn phòng,...
Khi chọn địa điểm kinh doanh bạn cần lưu ý:
Diện tích cửa hàng khoảng từ 30 - 50m2 là vừa đủ để bạn trưng bày thực phẩm và có thể tận dụng để làm kho chứa.
Diện tích sân rộng rãi có chỗ để xe hoặc có chỗ gửi xe cho khách hàng.
Chọn những nơi mát mẻ, có cây xanh tốt để tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào rau xanh dễ hư hỏng thực phẩm bày bán.
1.3 Tính toán kinh doanh thực phẩm sạch cần bao nhiêu vốn?
Đây là câu hỏi luôn khiến nhiều bạn đau đầu khi muốn khởi nghiệp với ngành hàng này. Một số chi phí bạn cần đầu tư bao gồm:
Chi phí thuê mặt bằng: tùy thuộc vào vị trí địa điểm bạn dự định kinh doanh. Với những mới khởi nghiệp bạn nên chọn thuê địa điểm có mức giá an toàn để thuê từ 5-15 triệu đồng/tháng. Còn nếu cửa hàng của bạn ở nông thôn bạn có thể tận dụng địa điểm không gian tại nhà để kinh doanh hoặc thuê ngoài với giá dao động từ 3-5 triệu đồng/tháng. Bạn cần lưu ý nên dự phòng một khoản tiền đặt cọc cho chủ nhà từ 3-6 tháng tùy yêu cầu.
Chi phí nhập hàng: Tùy thuộc vào số lượng và nguồn hàng mà bạn nhập là hàng Việt Nam hay hàng ngoại nhập. Từ hàng có thể dao động từ 40 - 70 triệu đồng.
Chi phí cho các trang thiết bị trong cửa hàng như giá kệ trưng bày, tủ mát bảo quản thực phẩm,...
Tiền thuê nhân viên bán hàng: tùy thuộc vào quy mô cửa hàng mà bạn tuyển số người cho phù hợp. Trung bình 5-7 triệu đồng/tháng/nhân viên.
Và các khoản vốn dự phòng kinh doanh.
1.4 Tìm nguồn hàng thực phẩm sạch chất lượng
Để tạo được sự thành công của một cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn bạn phải đảm bảo nguồn hàng có chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ổn định về số lượng.
Việc chọn những nguồn cung cấp gần bạn sẽ có lợi cho việc đi lại, di chuyển và tiết kiệm được thời gian tránh tình trạng thực phẩm bị dập nát trong quá trình vận chuyển.
1.5 Trang trí cửa hàng thực phẩm bắt mắt
Sau khi đã nắm được nhu cầu của khách hàng, bạn cần trang trí cửa hàng cho thật phù hợp và bắt mắt. Hãy trang trí cửa hàng bằng những vật có màu xanh hay nâu để làm nổi bật cửa hàng về rau củ.
1.6 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng
Nhiều cửa hàng dễ mất khách là do nhân viên có thái độ không tốt với khách, cân thiếu, hay không am hiểu về sản phẩm để tư vấn cho khách,... Do đó, khi tuyển nhân viên bạn cần chú ý và cần có hướng dẫn đào tạo phù hợp.
Nhân viên cần có thái độ cư xử đúng mực, lịch sự với khách hàng.
Am hiểu ề ẩm thực, nguồn gốc hàng hóa để tư vấn cho khách hàng. Việc này bạn có thể đào tạo khi nhận việc.
Chăm chỉ, thật thà, nhanh nhẹn.
Đào tạo nhân viên biết cách chăm sóc khách hàng như cúi chào khi khách hàng đến cửa tiệm và ra về, tư vấn nhiệt tình, cân đo chính xác,...
1.7 Đăng ký thủ tục, giấy phép kinh doanh nông sản sạch
Cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để hoàn thiện thủ tục mở cửa hàng như:
Giấy phép kinh doanh
GIấy đăng ký cơ sở vệ sinh an toàn
Giấy chứng minh nguồn gốc hàng hóa.
Đăng ký cơ sở đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Việc này sẽ giúp bạn tránh được mọi vướng mắc khi các cơ quan nhà nước đến kiểm tra đột xuất.
Ngoài các giấy tờ này, bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt về quá trình thu gom rác thải, xử lý rác theo đúng quy định bảo vệ môi trường.
2. Giai đoạn 2: Tiến hành khai trương và phát triển mô hình kinh doanh thực phẩm sạch
2.1 Tổ chức khai trương
Ngày khai trương là ngày trọng đại, bạn cần lên kế hoạch chuẩn bị cho ngày này thu hút được sự chú ý của người dân xung quanh và khách hàng tiềm năng.
Trong ngày khai trương không quan trọng việc bạn lỗ bao nhiêu mà quan trọng nhất đó chính là có bao nhiêu khách hàng tiềm năng đến với cửa hàng của bạn.
Bạn có thể thu hút khách hàng bằng cách:
Giảm giá số từ 30 - 70% cho các sản phẩm bạn tự tin nhất về chất lượng, giảm giá trong vòng từ 1-3 ngày hoặc 1 tuần khai trương.
Có quầy dùng thử miễn phí.
Tặng kèm quà tặng cho khách hàng khi đến mua hàng trong ngày khai trương.
Tặng phiếu giảm giá.
Bạn có thể treo băng rôn, mở loa nhạc thu hút khách hàng hoặc mời thật đông bạn bè đến ủng hộ.
2.2 Có các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng
Bạn cần treo banner khi có khuyến mãi để thu hút sự chú ý của khách hàng. Bên cạnh đó, việc marketing online được xem là phương thức quảng bá thương hiệu nhanh chóng. Do đó, bạn cần có kế hoạch kinh doanh trên website, các trang mạng xã hội (Facebook), sàn thương mại điện tử,... Chia sẻ hình ảnh thực phẩm sạch mới về, cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc, giá bán, công dụng, ngoài ra bạn cũng có thể chia sẻ những mẹo nhỏ lựa chọn rau sạch, hay các mẹo về sức khỏe. Như vậy sẽ thu hút được nhiều khách hàng.
Bạn cũng có thể đầu tư khoản chi phí để chạy quảng cáo chủ động tiếp cận với khách hàng tiềm năng.
2.3 Duy trì hoạt động của cửa hàng nông sản sạch
Sau khi tiến hành khai trương, thời gian đầu sẽ là thời gian đầu khó khăn thức thách bản lĩnh kinh doanh của bạn. Bạn cần phải chuẩn bị lên kế hoạch ổn định trong 3-6 tháng để kéo doanh thu cửa hàng và đưa về điểm hòa vốn.
Bạn cần thực hiện:
Liên tục cập nhật xu hướng, thị hiếu của người tiêu dùng. Tiếp nhận các đánh giá của khách hàng để cải thiện cửa hàng của bạn.
Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng, mở bán các sản phẩm tươi mới thời xuyên,...
Xây dựng các mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Lưu trữ thông tin khách hàng để tiện chăm sóc, gửi mã khuyến mãi hay thông báo thực phẩm tươi mới mới về.
Đào tạo nhân viên trung thực, nhiệt tình với nghề, làm nên tác phong nghiêm túc tạo ấn tượng sâu sắc cho khách hàng.
Hoàn thiện chất lượng sản phẩm, loại bỏ các mặt hàng không tươi, không tốt được phản hồi tiêu cực từ phía khách hàng. Liên tục cải thiện chất lượng hàng hóa, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Tìm nguồn cung hàng ổn định cho cửa hàng của bạn, giúp duy trì nguồn doanh thu hiệu quả.
2.4 Xử lý hàng tồn kho
Cá loại thịt, cá, gà,... bán trong ngày, bạn nên nhập lượng vừa đủ bán, bảo quản mát tốt. Nếu bán trong ngày không hết bạn nên cấp đông ngay hoặc bán hạ giá.
Rau bán trong ngày không hết, bạn có thể sơ chế lại hoặc bán hạ giá vào cuối ngày đối với các loại rau dễ hư. Xử lý liên tục loại bỏ rau héo để rau trông bắt mắt hơn.
3. Giai đoạn 3: Phát triển và đẩy mạnh thương hiệu cửa hàng
Sau khi cửa hàng của bạn đã lấy lại vốn và bắt đầu kinh doanh có lãi, thì một lời khuyên dành cho bạn về cách tiêu số lợi nhuận phù hợp đó là tái đầu tư cửa hàng, đầu tư cải thiện hơn về chất lượng sản phẩm, quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, quản lý bán hàng, đầu tư vào chăm sóc khách hàng và gây dấu ấn thương hiệu. Khi tạo được tiếng vang hãy bắt đầu mở rộng quy mô bằng cách hình thành nhiều chuỗi cửa hàng chất lượng để khách hàng dễ dàng tìm đến bạn hơn.
Và đừng quên đầu tư vào kênh bán hàng, kinh doanh thực phẩm sạch online, xây dựng website bán hàng chuyên nghiệp, cập nhật liên tục sản phẩm mới lên trang web, chia sẻ các mẹo chọn thực phẩm sạch. Kết hợp với việc quảng cáo, quảng bá thương hiệu chủ động tiếp cận với khách hàng tiềm năng hơn.
III. Quản lý cửa hàng thực phẩm thế nào là hiệu quả?
Đầu tiên, bạn cần làm việc với nhà cung cấp hàng ngày, kiểm tra chất lượng sản phẩm khi họ giao hàng để đánh giá chất lượng của từng nhà cung cấp. Tất nhiên về mặt này bạn cần phải chuẩn bị nhiều loại sổ sách như sổ đặt hàng lưu thông tin đặt hàng ngày, sổ công nợ, sổ thu chi, sổ kiểm kê hàng hóa,... Việc quản lý sổ sách mất rất nhiều thời gian và bạn phải thường bỏ công để kiểm tra xử lý giấy tờ.
Nếu không kiểm kê hàng hóa chính xác sẽ rất dễ bị thất thoát do hư hỏng, hoặc do nhân viên lấy mất. Vì thực phẩm là sản phẩm có thời hạn sử dụng khá ngắn, việc bạn phải kiểm kê thường xuyên sẽ rất tốn công sức hoặc nếu bạn thuê thêm một đội ngũ nhân viên dành cho việc kiểm kê này tốn khá nhiều chi phí.
Đâu là giải pháp quản lý cửa hàng thực phẩm cho bạn?
Phần mềm quản lý bán hàng chính là giải pháp tuyệt vời với các tính năng đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ bán hàng trong cửa hàng thực phẩm.
Hỗ trợ quản lý chính xác hàng tồn kho, lưu trữ thông tin về sản phẩm, giá cả, hạn sử dụng. Giúp bạn biết chính xác hàng sắp hết hạn, mặt hàng nào bán chạy nhất và số lượng hàng trong kho. Cảnh báo ngay khi hàng trong kho xuống mức quy định.
Tích hợp với các thiết bị như máy in bill, máy quét mã vạch giúp việc bán thực phẩm sạch nhanh chóng và thanh toán chính xác hơn cho khách hàng.
Quản lý khách hàng, lưu trữ thông tin, lịch sử mua hàng hỗ trợ chăm sóc hiệu quả.
Tạo các chương trình khuyến mãi, mã giảm giá cho từng đối tượng khách hàng. Còn giúp bạn quản lý nguồn tiền khuyến mãi phù hợp với tình hình cửa hàng, tránh thất thoát.
Giám sát được các hoạt động, năng suất làm việc của từng nhân viên đưa ra được đánh giá chính xác về lương thưởng của từng người và hạn chế tối đa được thất thoát.
Tổng kết, báo cáo doanh thu, lợi nhuận, chi phí, công nợ theo từng ngày, từng tháng, từng năm,... giúp bạn nắm được chính xác tình hình kinh doanh cửa cửa hàng cũng như trên toàn chuỗi hệ thống.
Dễ dàng quản lý từ xa mà không cần có mặt trực tiếp tại cửa hàng.
IV. Tổng kết
Tóm lại, kinh doanh thực phẩm sạch nếu muốn thành công, bạn cần phải quyết tâm, dám nghĩ dám làm và biết cách đầu tư thông minh. Những khó khăn trong thời gian đầu mở cửa hàng là điều không thể tránh khỏi, việc lên kế hoạch chuẩn bị trước sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro và có giải pháp nhanh chóng, hiệu quả.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn sớm triển khai ý tưởng mở cửa hàng thực phẩm thành công như mong đợi.
Comments