Bí kíp thần thánh về kinh nghiệm mở siêu thị mini cho người mới bắt đầu
Nội dung:
- I. Có nên mở siêu thị mini trong thời điểm hiện tại?
-
II. Chia sẻ kinh nghiệm mở siêu thị mini bạn cần phải biết
- 1. Kế hoạch kinh doanh
- 2. Chọn mô hình siêu thị mini phù hợp
- 3. Hãy chú ý đến diện tích mặt bằng khi mở siêu thị mini
- 4. Tìm nguồn hàng đáng tin cậy, chọn đúng hàng để bán
- 5. Cân đối vốn và chi phí
- 6. Trang trí siêu thị mini ấn tượng thu hút nhiều người mua
- 7. Lập kế hoạch Marketing bán hàng
- 8. Kết hợp bán hàng đa kênh
- III. Quản lý siêu thị mini hiệu quả
- IV. Tóm lại
Trong những năm gần đây, nhiều cá nhân và đơn vị đã rất thành công khi lựa chọn đầu tư vào kinh doanh siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi. Tuy nhiên trên thực tế mở siêu thị mini không hề dễ dàng. Cũng giống như những lĩnh vực khác, khi mới bước chân vào kinh doanh bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, không biết phải bắt đầu từ đâu và cần chuẩn bị những gì. Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm mở siêu thị mini cho những bạn quan tâm và có ý định kinh doanh trong lĩnh vực này.
I. Có nên mở siêu thị mini trong thời điểm hiện tại?
Hiện nay, mô hình siêu thị mini là hình thức mua hàng mới mẻ được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Thay vì chọn mua hàng hóa, thực phẩm ở các chợ truyền thống hay ở cửa hàng tạp hóa, thì giờ đây người tiêu dùng lại ưu tiên đến với các siêu thị. Nguyên nhân là do các sản phẩm trong siêu thị có giá niêm yết, nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo chất lượng nên càng nhận được nhiều sự tin tưởng của khách hàng.
Mặc dù vậy, đối thủ cạnh tranh trong ngành này tương đối nhiều. Nhìn ngang ngó dọc, bạn có thể thấy các ông lớn như chuỗi cửa hàng Vinmart, Co.op,... Bên cạnh đó, còn có các mô hình cửa hàng tiện lợi cũng bán chung nhiều mặt hàng giống với siêu thị mini. Nói cách khác, bạn phải cạnh tranh thêm với các đối thủ nặng kỳ như Circle K, FamilyMart,...
Vậy có nên mở siêu thị mini trong thời điểm này không? Câu trả lời là có. Nếu không kinh doanh được thì bạn sẽ không thấy các cửa hàng, siêu thị mọc lên khắp nơi vậy đâu. Tuy nhiên, việc lời lỗ khi kinh doanh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kế hoạch kinh doanh của bạn như thế nào, kinh nghiệm thương trường của bạn đến đâu,... Vì vậy, mình sẽ chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm mở siêu thị mini hiệu quả nhất mà mình đúc kết được.
II. Chia sẻ kinh nghiệm mở siêu thị mini bạn cần phải biết
1. Kế hoạch kinh doanh
Một người kinh doanh thành công là biết tính toán và lên kế hoạch kinh doanh phù hợp ở từng giai đoạn phát triển. Trước khi mở bất cứ mô hình kinh doanh bán lẻ nào, bạn nên tham khảo kinh nghiệm từ những người đi trước để tiết kiệm được thời gian và tránh được những rủi ro không đáng có.
2. Chọn mô hình siêu thị mini phù hợp
Có ba hình thức kinh doanh bạn có thể cân nhắc lựa chọn:
– Mô hình siêu thị mini bán hàng tiêu dùng phổ thông
– Ưu điểm: Hàng hóa phổ thông dễ bán, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
– Nhược điểm: Có tính cạnh tranh cao với các cửa hàng tạp hóa, không có tệp khách hàng tập trung, cần phải biết cách lọc danh sách các sản phẩm kinh doanh phù hợp.
– Đối tượng phù hợp: vùng nông thôn, các khu vực có thu nhập trung bình thấp, vừa
– Mô hình siêu thị mini bán 60% hàng hóa phổ thông và 40% hàng nhập khẩu
– Ưu điểm: mô hình này giúp siêu thị độc đáo hơn vì có nguồn hàng nhập khẩu, tạo sự khác biệt so với hàng hóa thông thường. Bạn có thể lựa chọn mặt hàng của một số quốc gia để nhập hàng như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,...
– Nhược điểm: vẫn bị cạnh tranh từ đối thủ, phù hợp với xu hướng ngắn,.... Mô hình rất nhạy cảm, nên cần phải có đủ kiến thức kinh doanh để xây dựng.
– Đối tượng phù hợp: khách hàng ở khu vực nông thôn phát triển, thị trấn, thị xã, thành phố.
– Mô hình siêu thị mini bán 60% hàng nhập khẩu và 40% hàng hóa phổ thông
– Ưu điểm: Đa dạng cá loại hàng hóa nhập, cạnh tranh thấp, tỷ suất lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn nhanh.
– Nhược điểm: doanh số thấp, người kinh doanh phải có đủ kiến thức và chiều sâu để hiểu bản chất mô hình này.
– Đối tượng phù hợp: khách hàng có thu nhập cao.
3. Hãy chú ý đến diện tích mặt bằng khi mở siêu thị mini
Không phải ai cũng may mắn tìm được một vị trí thuận lợi để kinh doanh, vì vậy khi thuê mặt bằng kinh doanh bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng. Một cửa hàng nên có mặt tiền, nằm ở khu đông dân cư, gần chờ, các cơ quan, công ty, khu công nghiệp,...
4. Tìm nguồn hàng đáng tin cậy, chọn đúng hàng để bán
Kinh nghiệm được chia sẻ tiếp theo đó chính là tìm nhà cung cấp và nhập hàng. Đây là một bước quan trọng ảnh hưởng đến ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của bạn. Bạn có thể tìm đến các nhà phân phối, đại lý, nhà sản xuất để nhập hàng hoặc đặt hàng nhập từ nước ngoài về.
Nguyên tắc quan trọng khi nhập hàng tạp hóa:
Luôn bắt tay với nhiều đơn vị cung cấp hàng hóa khác nhau để so sánh về giá và chất lượng sản phẩm.
Hợp tác lâu dài để được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà cung cấp.
Đảm bảo nhập hàng với giá rẻ nhất có thể mà vẫn giữ được chất lượng hàng.
Không nên nhập quá nhiều hàng tránh tồn hàng lâu.
Cũng nên nhớ nhập đủ số lượng sản phẩm để được hưởng nhiều chiết khấu từ nhà cung cấp.
>>Bạn có thể tìm hiểu thêm danh sách các mặt hàng tạp hóa để bổ sung cho cửa hàng của mình nhiều sản phẩm phù hợp cung cấp cho khách hàng.
5. Cân đối vốn và chi phí
Tất nhiên trước khi bắt tay vào thực hiện kế hoạch gì thì bạn đều cần phải có tính toán đầu tư về chi phí. Để không chi vượt mức hay ôm nợ với dự án mở siêu thị mini, bạn cần lên kế hoạch hoạch định chi phí trước khi tiến hành thực hiện.Một số khoản chi phí cụ thể như sau:
Chi phí thuê mặt bằng. Đây là mức chi phí cơ bản. Nếu bạn lựa chọn kinh doanh ở các khu trung tâm hay vị trí đắt đỏ thì giá thuê sẽ khá cao. Một lưu ý cho bạn là khi thuê mặt bằng nên làm hợp đồng từ 3-5 năm để tránh tình trạng chủ cho thuê thấy bạn buôn may bán đắt rồi lên giá hoặc lấy lại mặt bằng.
Chi phí nhập hàng. Để có đủ số hàng trưng bày, bạn phải chi từ 50-100 triệu tùy vào số lượng và mặt hàng bạn bán. Bạn có thể lựa chọn các mặt hàng tiêu dùng phổ biến, mặt hàng được nhiều người tiêu dùng yêu thích.
Chi phí lắp đặt trang thiết bị khoảng 60-80 triệu. Trang bị các thiết bị cơ bản như máy tính, máy tính tiền, giá kệ hàng, giỏ hàng, máy điều hòa,...
Chi phí thuê nhân viên
Các loại chi phí liên quan đến thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế môn bài.
6. Trang trí siêu thị mini ấn tượng thu hút nhiều người mua
Khi trưng bày trong hàng hóa, bạn lưu ý phải tạo cho siêu thị một không gian ngăn nắp, tận dụng hết mọi không gian mà vẫn khiến khách hàng cảm thấy thoải mái khi bước vào. Các kệ hàng không nên xếp quá gần nhau, cần phải có khoảng cách để khách hàng dễ dàng di chuyển.
Không nên trưng bày quá nhiều hàng lên kệ sẽ khiến không gian trở nên bức bổi, khách mua sẽ cảm thấy ngột ngạt. Tuyệt đối không được sử dụng bóng đèn màu vừa không đủ sáng vừa khiến khách bị chói khó nhận diện được sản phẩm.
7. Lập kế hoạch Marketing bán hàng
Sau khi xác định các yếu tố cần thiết để mở siêu thị mini, bây giờ bạn sẽ tiến hành triển khai kế hoạch của mình. Các hoạt động Marketing hỗ trợ bán hàng mà bạn có thể thực hiện:
Tích điểm, tặng quà theo tuần, theo tháng. Khi mua hàng tại siêu thị của bạn, khách hàng có thể nhận được thẻ tích điểm khi mua hàng đủ giá trị bạn quy định họ sẽ nhận được quà hoặc thẻ giảm giá cho đơn hàng tiếp theo.
Chiết khấu giảm giá cho khách quen. Đây là một chiến lược nhỏ trong Marketing nhưng mang lại hiệu quả lớn. Người được giảm giá sẽ cảm thấy mình khác biệt, được ưu tiên, họ sẽ mua nhiều hàng hóa hơn và giúp cho tăng doanh số của bạn, giảm lượng hàng tồn.
8. Kết hợp bán hàng đa kênh
Bạn có thể mở các dịch vụ đặt hàng, mua hàng trên các trang mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử, website bán hàng để tăng sự tiện lợi và thu hút nhiều khách hàng hơn. Bạn nên thành lập một Fanpage trên Facebook, tham gia các hội nhóm liên quan đến bán hàng để quảng bá và tăng khả năng nhận diện thương hiệu của mình.
Việc lập các gian hàng trên sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sen Đỏ,... cũng góp phần đẩy nhanh quá trình bán hàng của bạn.
Bên cạnh đó, việc xây một website bán hàng riêng với chức năng đặt hàng online cũng sẽ giúp siêu thị mini của bạn kinh doanh hiệu quả hơn, đặc biệt trong thời buổi người tiêu dùng ưa chọn việc mua hàng online và giao hàng hàng trực tiếp tiện lợi hơn là phải trực tiếp đến cửa hàng.
⇒ Những kinh nghiệm bán hàng online chi tiết có thể giúp bạn coc hướng đi đúng đắn hơn khi kết hợp bán hàng đa kênh.
III. Quản lý siêu thị mini hiệu quả
Một siêu thị sẽ chứa lượng sản phẩm khổng lồ với nhiều mẫu mã. Để việc kinh doanh hiệu quả, tránh tình trạng tồn kho và nắm bắt được tình hình kinh doanh mỗi ngày, không gì tối ưu hơn là bạn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng.
Đây là cách tốt nhất để quản lý được số lượng hàng nhập về và bán ra mỗi ngày. Nắm bắt được tình hình kinh doanh của cửa hàng, bạn sẽ có các kế hoạch và phương án hiệu quả hơn đem lại nhiều doanh thu hơn.
Bên cạnh đó, phần mềm còn giúp bạn đưa ra được các chương trình khuyến mãi phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khách hàng. Cũng như giúp bạn giám sát được ngân sách khi thực hiện chương trình khuyến mãi đề ra.
IV. Tóm lại
Trên đây là những kinh nghiệm mở siêu thị mini hiệu quả nhất mà mình đã tổng hợp được. Trong kinh doanh cái gì càng dễ lại càng kos. Vì vậy đừng nên chủ quan trong bất kỳ loại hình kinh doanh nào nhé. Hi vọng những kiến thức mà mình chia sẻ sẽ góp phần làm nên sự thành công của bạn.
Comments