Bật mí các bước mở cửa hàng tạp hóa - đâu là bí quyết làm giàu?
Nội dung:
- 1. Nghiên cứu thị trường kinh doanh
- 2. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng tạp hóa
- 3. Xác định nguồn vốn mở cửa hàng tạp hóa
- 4. Lên danh sách các mặt hàng tạp hóa cần bán
- 5. Tìm nhà cung cấp ổn định và chất lượng
- 6. Chuẩn bị giấy phép kinh doanh cửa hàng tạp hóa
- 7. Bố trí không gian cửa hàng
- 8. Thuê nhân viên bán hàng
- 9. Lên kế hoạch marketing cho cửa hàng tạp hóa
- 10. Mở rộng quy mô bán hàng trên các kênh online
- 11. Nâng cấp dịch vụ cho khách hàng
- 12. Quản lý cửa hàng tạp hóa thông minh
- Tóm lại
Mở cửa hàng tạp hóa là mô hình kinh doanh rất phát triển trong thị trường bán lẻ ở nước ta, trải dài từ nông thôn đến thành thị. Bạn muốn tham gia vào thị trường này như thiếu kinh nghiệm? Chưa biết cách nào để kinh doanh hiệu quả? Cùng tham khảo ngay bài viết sau đây, BinhDuongNgayNay sẽ bật mí các bước quan trọng để mở cửa hàng tạp hóa từ những kinh nghiệm thực tế.
>>Bạn nên tham khảo thêm kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng tạp hóa bán một mùa lời cả năm, chia sẻ những mẹo nhỏ được hơn 90% chủ cửa hàng kinh doanh tạp hóa thành công áp dụng.
1. Nghiên cứu thị trường kinh doanh
Việc đầu tiên cần phải làm đó chính là nghiên cứu, phân tích thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng.
Bạn cần nắm rõ các thông tin sau:
- Trên thị trường hiện nay đang ưa chuộng những mặt hàng, dòng sản phẩm hay thương hiệu nào?
- Quan sát hành vi mua sắm của khách hàng: mua tại cửa hàng hay mua qua các kênh mua sắm trực tiếp?
- Người tiêu dùng có tin và mua các sản phẩm khuyến mãi không?
- Mức thu nhập và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng?
- Khảo sát khu vực xem đối thủ cạnh tranh có làm ăn tốt không? Mặt hàng nào họ bán chạy? Giá cả ra sao? Cách họ thu hút khách hàng như thế nào?
Bằng việc nắm rõ các thông tin về thị trường sẽ giúp bạn phân khúc bán hàng chính xác và xác định được phương pháp tiếp cận khách hàng hiệu quả.
2. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng tạp hóa
Mặt hàng tạp hóa chủ yếu là phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân, nên bạn cần chọn mặt bằng kinh doanh ở những nơi đông người sinh sống. Gần chợ, gần các khu kiến túc xá công nghiệp, gần nơi làm việc,... và lưu ý nên chọn những nơi có ít đối thủ cạnh tranh.
Nên mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành thị?
Tùy thuộc vào số vốn bạn có thể đầu tư để đưa ra quyết định nên mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành thị.
Nếu mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn, bạn sẽ có mặt bằng kinh doanh “bao rẻ”, không cần phải đau đầu vì việc thuê dài hạn trả một khoản tiền lớn. Tuy nhiên, việc tìm nguồn hàng rẻ là vấn đề khá nan giản cho các chủ tiệm đang có ý định kinh doanh mô hình này ở quê, vì phải chịu tiền vận chuyển và trải qua nhiều giai đoạn mua trung gian.
Còn nếu kinh doanh ở thành thị thì cạnh tranh cao với các cửa hàng tiện lợi, siêu thị,... Ngoài ra vốn đầu tư cùng lớn do tiền thuê mặt bằng, thuê lao động,... cao hơn ở quê.
3. Xác định nguồn vốn mở cửa hàng tạp hóa
Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn? Tùy thuộc vào quy mô cửa hàng, các mặt hàng và số lượng sản phẩm mà bạn bán mà tính toán số vốn cho phù hợp.
Theo ước tính số vốn sẽ rơi vào khoảng từ 200 - 400 triệu động được phân bổ cho các hạng mục như:
Chi phí thuê mặt bằng: tùy vào khu vực bạn muốn kinh doanh, chi phí thuê cũng có sự khác biệt. Trung bình giá một mặt bằng kinh doanh ở thành phố với diện tích 40 mét vuông thường là từ 10-15 triệu đồng/tháng. Mặt bằng có vị trí càng đẹp, gần khu vực trung tâm thì giá sẽ cao hơn.
Chi phí nhập hàng: bạn cần bỏ nhiều vốn đầu tư cho khoảng này. Ban đầu chỉ cần nhập hàng với số lượng vừa phải nhưng phải đa dạng loại hàng. Với số vốn nhập hàng ban đầu thì nên chia theo đợt để thanh toán như vậy bạn sẽ quay vòng vốn dễ dàng.
Tiền cho các trang thiết bị trong cửa hàng.
Tiền thuê nhân viên: Tùy thuộc vào quy mô cửa hàng mà bạn tuyển số nhân viên hợp lý. Trung bình lương cho một nhân viên bán hàng làm việc fulltime là từ 4-6 triệu đồng/tháng.
Chi phí quảng cáo.
Vốn dự phòng.
4. Lên danh sách các mặt hàng tạp hóa cần bán
Việc tiếp theo đó chính là lên danh sách các hàng hóa cần bán để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đừng bỏ qua bất kỳ sản phẩm nào, với từ sản phẩm cụ thể bạn nên ghi chú thêm về số lượng và thương hiệu.
Nếu cửa hàng nhỏ bạn chỉ cần bán những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như gia vị, bột giặt, dầu ăn, dầu gội, sữa tắm, mì gói,...
Còn với các tiệm tạp hóa có quy mô lớn hơn, bạn cần nhập thêm các mặt hàng có thương hiệu uy tín, chất lượng sản phẩm cao như sữa bột, bánh kẹp cao cấp,...
Khi mới bắt đầu kinh doanh, mỗi danh mục sản phẩm cần nhập về một số lượng ít nhưng vẫn phải đảm bảo đa dạng sản phẩm. Sau khi bán được một thời gian, bạn cần xem xét lại những mặt hàng, sản phẩm, thương hiệu mà khách hàng mua nhiều để đẩy mạnh nhập hàng trong thời gian tới.
>>Tất tần tật danh sách các mặt hàng tạp hóa được bán phổ biến hiện nay.
5. Tìm nhà cung cấp ổn định và chất lượng
Tùy thuộc vào chất lượng cuộc sống của dân cư nơi bạn chọn kinh doanh để quyết định nhập nguồn hàng phù hợp.
Lấy hàng trực tiếp từ các nhà phân phối cho các nhãn hàng lớn: Khi nhập hàng bạn cần chú ý đến số lượng để nhận được những ưu đãi, chiết khấu của nhà cung cấp và được hỗ trợ giao hàng tận nơi.
Lấy hàng từ chợ đầu mối: đây là nơi chuyên cung cấp đa dạng các mặt hàng tạp hóa để bạn lựa chọn. Nguồn hàng ở đây khá rẻ, đa dạng nhưng dễ bị pha trộn các mặt hàng kém chất lượng. Vì vậy, bạn cần lựa chọn cẩn thận trước khi nhập hàng.
Lấy hàng từ các siêu thị lớn: với nguồn hàng đa dạng, số lượng nhiều nhưng giá hơi đắc.
Ngoài ra, bạn có thể nhập thêm hàng từ xách tay nước ngoài,... để đa dạng các sản phẩm.
Bí quyết cạnh tranh hiệu quả đó chính là bạn chọn hàng chất lượng và chọn nhà cung cấp giá cả hợp lý. Trước khi mở cửa hàng bạn nên tham khảo thêm giá cả trên thị trường. Sau đó liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất để được cung cấp hàng hóa với giá sỉ và nhận được các ưu đãi, chương trình khuyến mãi, tặng phẩm.
6. Chuẩn bị giấy phép kinh doanh cửa hàng tạp hóa
Dù kinh doanh lớn hay nhỏ thì cũng cần đăng ký các giấy tờ hợp pháp trước kinh doanh doanh.
Đối với tiệm tạp hóa nhỏ: đăng ký kinh doanh cá nhân hoặc hộ gia đình.
Đối với cửa hàng tạp hóa quy mô lớn: đăng ký giấy phép kinh doanh cần có chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng cháy chữa cháy.
Bạn cần đóng đủ các loại thuế cho cửa hàng theo quy định của Pháp luật, để được nhà nước bảo hộ kinh doanh.
7. Bố trí không gian cửa hàng
Việc trưng bày trong cửa hàng tạp hóa phải khoa học, ngăn nắp sẽ giúp cho việc tìm và lấy hàng dễ dàng, nhanh chóng.
Hãy áp dụng các nguyên tắc trưng bày hàng hóa dưới đây để thu hút khách mua hàng:
Bạn nên trưng bày các dòng sản phẩm theo nhóm, khi khách hàng bước vào tiệm họ sẽ dễ dàng tìm thấy được món đồ cần mua. Việc phân theo nhóm cũng giúp bạn gợi ý thêm cho khách hàng những món sản phẩm khác tương đương với đa dạng thương hiệu, kích thích sự mua sắm của người tiêu dùng.
Nếu có mặt hàng nào đang khuyến mãi hoặc sản phẩm đang bán chạy, bạn nên trưng bày ở nơi khách dễ nhìn thấy, đặt cạnh những mặt hàng thương mua kèm nhau để tăng hiệu quả bán hàng.
Các sản phẩm có giá trị thấp, thức ăn nhanh thì nên đặt gần quầy thanh toán để mọi người có thể thấy, lấy dễ dàng và thanh toán.
Cần có tên và giá sản phẩm ở từng kệ hàng. Bạn cũng nên đặt thêm bảng tên chung cho các sản phẩm ở phía trên để khách hàng dễ tìm thấy.
Những mặt hàng như bánh, kẹo nên để ở kể dưới vì nó gần tầm mắt của trẻ em.
Việc trưng bày sản phẩm đẹp mắt không chỉ có tác dụng thu hút phần nhìn mà còn giúp nâng cao doanh thu đáng kể.
8. Thuê nhân viên bán hàng
Khi cần mở rộng kinh doanh, việc tuyển thêm nhân viên rất cần thiết. Nhưng trong thời gian đầu rất khó tránh khỏi việc quản lý kém và thất thoát đến từ nhân viên. Khi ấy bạn nên sử dụng thêm các thiết bị hỗ trợ như camera, phần mềm quản lý bán hàng,... sẽ giúp bạn giám sát được toàn bộ hoạt động của nhân viên.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần đào tạo nhân viên những kỹ năng bán hàng, các thông tin về hàng hóa, giá cả,... để dễ dàng tư vấn cho khách hàng.
9. Lên kế hoạch marketing cho cửa hàng tạp hóa
Bạn cần lên kế hoạch marketing để thu hút và giữ chân khách hàng. Điều này sẽ giúp hàng hóa ban ổn định và thu được nhiều lãi hơn. Không quá khó để thu hút người nào đó chú ý đến cửa hàng của bạn, đồng thời cũng cần áp dụng song song việc thu hút và giữ chân khách hàng.
Bạn cần tổ chức các chương trình, sự kiện thu hút như:
- Mua tặng kèm sản phẩm: cách này có thể áp dụng để giải quyết hàng tồn kho hoặc hàng được tặng phẩm.
- Các chương trình khuyến mãi giảm giá cuối năm, hàng đồng giá hay khuyến mãi trong ngày lễ lớn.
- Nhập thêm nhiều hàng mới để đáp ứng liên tục nhu cầu của khách hàng.
Bí quyết giữ chân khách hàng:
- Có thái độ nhiệt tình, tư vấn chuyên nghiệp để thuyết phục khách hàng.
- Hàng hóa chất lượng, giá cả cạnh tranh.
- Có các chương trình tri ân khách hàng như tích điểm, tặng mã giảm giá để khuyến khích khách hàng mua hàng cho lần sau,... Cách này thường dùng cho các cửa hàng tạp hóa lớn, cửa hàng tiện lợi, siêu thị.
10. Mở rộng quy mô bán hàng trên các kênh online
Công nghệ 4.0 đang phát triển, việc thay đổi thói quen mua sắm từ mua tại cửa hàng sang mua hàng trực tuyến. Đây chính là cơ hội cho bạn mở rộng việc kinh doanh tạp hóa của mình qua các kênh online.
Hiện nay nhiều nhà bán lẻ chọn cách phát triển theo mô hình đa kênh để tăng nhanh chóng doanh thu.
- Bạn có thể lập website để bán hàng chuyên nghiệp hơn. Sau đó, cập nhật thông tin khai trương, chương trình khuyến mãi, sản phẩm, tặng quà,...
- Liên kết với các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,... để tạo các cửa hàng và đăng các sản phẩm, tận dụng tối đa nguồn khách hàng tiềm năng khổng lồ trên kênh.
- Livestream trên Facebook để mọi người biết đến ngày khai trương và ủng hộ bạn.
- Làm biển hiệu, đặt tên cửa hàng thật ấn tượng sẽ giúp khách hàng chú ý đến bạn nhiều hơn.
11. Nâng cấp dịch vụ cho khách hàng
Hãy cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ và sự quan tâm đến khách hàng. Đây là một trong những cách để bạn giữ chân khách hàng được lâu hơn và có thể cạnh tranh dễ dàng với các đối thủ ngoài kia.
Với những khách hàng mua nhiều bạn có thể xây dựng thêm chương trình hỗ trợ giao hàng tận nhà.
Vì vậy, sẽ rất tốt nếu bạn mở rộng kinh doanh theo hướng giao hàng tận nơi này. Vừa bán hàng hiệu quả lại giúp bạn tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn.
12. Quản lý cửa hàng tạp hóa thông minh
Khi kinh doanh mô hình cửa hàng tạp hóa bạn sẽ thường xuyên gặp phải các vấn đề nhầm lẫn tiền bạc, tính toán sai khi thanh toán hoặc khi khách quá đông không thể tiến hành thanh toán nhanh cho khách. Hoặc gặp khó khăn khi kiểm tra hàng tồn kho, không biết hàng nào tồn nhiều hay bán chạy, không thể nhớ nổi thông tin của từng sản phẩm,... Bên cạnh đó còn có một số trường hợp không quản lý tốt nhân viên dẫn đến việc mất cắp.
Với những khó khăn này đòi hỏi bạn phải có một giải pháp hiệu quả. Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất chính là giải pháp được nhiều chủ cửa hàng tạp hóa sử dụng.
Phần mềm chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tối ưu hiệu quả và quy trình quản lý chính xác các thông tin hàng hóa, kiểm soát nhập - xuất và tồn kho. Tích hợp với các thiết bị hỗ trợ thanh toán chính xác, nhanh chóng cho khách hàng trong giờ cao điểm. Còn có báo cáo doanh thu theo ngày giúp bạn dễ dàng nắm được tình hình kinh doanh, mặt hàng nào bán chạy nhất và hàng nào còn xã kho.
Đồng thời còn tích hợp với các đơn vị vận chuyển hỗ trợ bạn giao hàng hiệu quả khi nhận được đơn đặt hàng thông qua website, fanpage hoặc sàn.
Tóm lại
Trên đây BinhDuongNgayNay đã tổng hợp tất cả các bước mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành thị đều có thể áp dụng. Những bạn chưa có kinh nghiệm kinh doanh vẫn có thể thực hiện dễ dàng.
Hy vọng với những gợi ý trên việc kinh doanh của bạn sẽ nhanh chóng phát triển trong thời gian sắp tới. Chúc thành công.
Comments