Phần mềm bán hàng online hay offline? Đâu là giải pháp bán hàng tối ưu nhất?
Nội dung:
Trong những năm gần đây, phần mềm quản lý bán hàng ngày càng được nhiều chủ cửa hàng quan tâm nhiều hơn. Việc các nhà quản lý áp dụng giải pháp công nghệ này vào việc kinh doanh không còn gì xa lạ. Đây được coi là yếu tố quan trọng, quyết định việc thành bại trong việc kinh doanh cửa hàng của bạn.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp các phần mềm bán hàng online và cả offline, khiến nhiều người băn khoăn không biết nên chọn phần mềm nào là hiệu quả nhất.
Hiểu được vấn đề này, sau đây mình sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về ưu và nhược điểm của từng loại phần mềm, hướng dẫn các bạn cách chọn lựa tốt nhất và đưa ra một vài phần mềm bán hàng chất lượng nhất hiện nay.
I. Sự khác biệt giữa phần mềm bán hàng online và offline
Dưới đây, mình sẽ cung cấp các nội dung liên quan về ưu và nhược điểm của hai loại phần mềm này. Từ đó, giúp bạn có thể đánh giá được từng tiện ích của phần mềm có phù hợp với quy mô và cách thức kinh doanh cửa hàng của bạn hay không.
So sánh | Phần mềm bán hàng online | Phần mềm bán hàng offline |
Thiết bị sử dụng |
|
|
Chi phí |
|
|
Độ bảo mật |
|
|
Các chức năng |
|
|
Tính linh động |
|
|
Với những đặc điểm mình đã so sánh giữa hai phần mềm, mình rút ra được hai vấn đề:
- Phần mềm bán hàng offline: theo mình chỉ phù hợp với những cửa hàng nhỏ không có chi nhánh. Cửa hàng hoạt động đơn giản và không có quá nhiều việc quản lý rắc rối. Hoặc phù hợp với những nơi khó kết nối với Internet.
- Phần mềm bán hàng online: theo mình sẽ phù hợp với những chuỗi cửa hàng có nhiều chi nhánh. Giúp chủ cửa hàng dễ dàng quản lý được hoạt động kinh doanh dễ dàng dù không có mặt trực tiếp ở đó. Đồng thời, phần mềm còn giúp đồng bộ các dữ liệu có ở từng cửa hàng giúp người chủ dễ dàng quản lý hơn. Phần mềm quản lý bán hàng online này đang là xu hướng tin dùng của nhiều người. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn các phần mềm bán hàng online miễn phí dùng thử trong vòng vài ngày để trải nghiệm phần mềm này.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm bài sau đây của mình về top các phần mềm bán hàng online tốt nhất để có thêm nhiều lựa chọn khả thi giúp việc kinh doanh đạt hiệu quả hơn.
II. Hướng dẫn cách lựa chọn phần mềm bán hàng online tốt nhất
Một vài yếu tố trước khi lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng online hiệu quả bạn cần cân nhắc như quy mô, hình thức kinh doanh, nhân lực,... Đến với thông tin bên dưới, mình xin chia sẻ tiếp kinh nghiệm chọn phần mềm bán hàng online chuyên nghiệp và hiệu quả. Mời các bạn cùng điểm qua nhé.
- Giao diện thân thiện với người dùng. Một phần mềm bán hàng chuyên nghiệp, có nghĩa là nó mang đến cho bạn tất cả các tính cần thiết và đơn giản dễ sử dụng nhất. Giao diện dễ dùng, dễ đăng nhập, dễ quản lý và không gây khó khăn khi bạn mới sử dụng.
- Tính năng phù hợp. Bạn cần cân nhắc đến những tính năng mà bạn cần cho việc kinh doanh của bạn. Từ đó, chọn ra được gói phần mềm mà bạn cần. Một số tính năng cơ bản cần thiết như: quản lý đơn hàng, quản lý kho, quản lý dữ liệu khách hàng, quản lý nhân viên, báo cáo thống kê bán hàng,...
- Tốc độ. Sẽ rất khó chịu nếu bạn mua phải một phần mềm bị lỗi, hệ thống dễ lag và chạy chậm. Vì vậy cần chọn phần mềm có quy trình xử lý đơn hàng nhanh gọn, tốc độ tối ưu và tự động đẩy đơn hàng khi nhận thông báo.
- Tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ bán hàng đa kênh như trên Facebook, bán hàng Livestream, trên các sàn thương mại điện tử,...
- Độ bảo mật cao.
- Có giao diện quản lý dễ dàng sử dụng trên điện thoại.
Để xây dựng phần mềm bán hàng online phù hợp bạn cần cân nhắc kỹ càng. Không nên vì ham rẻ mà mua nhầm phần mềm kém chất lượng. Bạn có thể tham khảo một số nhà cung cấp phần mềm dưới đây để có thêm nhiều kinh nghiệm lựa chọn.
III. Chia sẻ một số nhà cung cấp phần bán hàng online giá rẻ có kết hợp cả offline
1. Phần mềm bán hàng online giá rẻ TPos
Với việc tích hợp nhiều tính năng vượt trội, phần mềm bán hàng giá rẻ TPos được nhiều người tin dùng. Hỗ trợ người dùng quản lý mọi hoạt động kinh doanh hiệu quả và giúp tăng trưởng doanh số bán hàng.
Điểm khác biệt của TPos:
- Giá cả hợp lý: So với hầu hết các phần mềm có trên thị trường thì TPos là phần mềm bán hàng có mức giá tốt và ưu đãi nhiều hơn.
- Tích hợp được nhiều tính năng vượt trội, bán hàng trên nhiều kênh khác nhau như trên mạng xã hội hay trên các sàn thương mại điện tử. Có thể sử dụng phần mềm bán hàng online trên điện thoại rất dễ dàng.
- Đồng bộ nhiều kênh bán hàng.
- Quản lý chi tiết và chính xác tình trạng hàng hóa nhập vào và bán ra.
- Kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả hạn chế việc tổn thất do mất mát hàng hóa.
- Khả năng bán hàng không cần kết nối Internet. Tính năng này hỗ trợ tốt cho việc bán hàng online kết hợp với offline mà không sợ mất dữ liệu.
- Thống kê, báo cáo chính xác doanh thu, tài chính theo từng giai đoạn. Giúp bạn dễ dàng biết được hiệu quả của việc kinh doanh.
- Tích hợp nhiều phương thức thanh toán khác nhau cho người dùng.
- Kết hợp với các đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp.
- Sử dụng công nghệ điện toán đám mây giúp lưu trữ thông tin an toàn.
Phần mềm TPos vừa hỗ trợ phần mềm online vừa cung cấp phần mềm offline cho người dùng.
2. Phần mềm Suno
Đây là phần mềm bán hàng online, sử dụng công nghệ điện toán đám mây được sử trên nhiều loại thiết bị.
Ưu điểm:
- Có giao diện đơn giản.
- Dùng được trên các thiết bị điện tử khác nhau như di động, máy tính,...
- Quản lý nhiều kho hàng và nhiều cửa hàng trên cùng một tài khoản.
- Hỗ trợ nhiều ngành nghề.
- Đồng bộ hàng hóa và đơn hàng trên các kênh bán hàng khác nhau.
- Liên kết với các đơn vị vận chuyển phổ biến hiện nay.
Nhược điểm:
- Chưa liên kết đầy đủ các kênh bán hàng online.
- Phương thức thanh toán chưa đa dạng.
3. Phần mềm Sapo
Đây cũng là phần mềm được ưa chuộng nhiều trên thị trường hiện nay. Phần mềm hỗ trợ bán hàng khá tốt, phù hợp với cả kinh doanh online và offline.
Ưu điểm:
- Thân thiện với người dùng, sử dụng được trên máy tính và điện thoại.
- Liên kết với các kênh bán hàng thương mại điện tử.
- Tích hợp với nhiều đơn vị vận chuyển.
- Tách biệt 2 kênh bán hàng online và offline để dễ quản lý.
Nhược điểm:
Phân quyền nhân viên chưa tốt.
Do tích hợp quá nhiều kênh nên khó quản lý và đồng bộ.
4. KiotViet
Phần mềm này ra đời khá sớm nên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ và sở hữu lượng khách hàng lớn.
Ưu điểm:
- Có nhiều tính năng hỗ trợ bán hàng offline.
- Hỗ trợ bán hàng với nhiều ngành khác nhau.
- Quản lý được nhiều cửa hàng.
- Kết hợp quản lý nhiều kênh bán hàng online.
- Phân quyền nhân viên rõ ràng.
- Có thể bán hàng khi không có Internet, đảm bảo không bị mất dữ liệu.
Nhược điểm:
- Giao diện trên mobile chưa thân thiện với người dùng.
- Không có báo cáo riêng cho bán hàng online và offline.
>>Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm một số các phần mềm quản lý bán hàng online miễn phí dùng thử 7 ngày trước khi trả tiền cho một phần mềm phù hợp.
Trên đây là một số thông tin quan trọng về ưu và nhược điểm của phần mềm bán hàng online và offline. Mỗi phần mềm đều có các tính năng nổi bật khác nhau. Việc sử dụng thế nào cho phù hợp với quy mô cửa hàng, hình thức và chi phí bạn bỏ ra cho phần mềm đó. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phần mềm tốt nhất, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh.
Comments