Phương pháp kinh doanh bánh ngọt dành cho người mới bắt đầu
Nội dung:
Bạn là người có đam mê với những chiếc bánh ngọt xinh xắn và mong muốn mang nó đến với nhiều người hơn? Vậy tại sao bạn không thử kinh doanh bánh ngọt tại nhà? Với mô hình này bạn có thể kiếm được thu nhập không nhỏ cho gia đình. Cùng chúng tôi tìm hiểu mô hình kinh doanh bánh ngọt dưới đây nhé!
I. Lập kế hoạch mở tiệm bánh ngọt
1. Học làm bánh
Trước khi tiến hành mở tiệm kinh doanh bánh ngọt, bạn cần phải đi học làm bánh. Bạn cần phải đầu tư trước để tạo ra các mẫu bánh ngon, đẹp mắt mới thu hút được nhiều khách hàng.
Các khóa học thường kéo dài từ 1-2 tháng, tùy vào khả năng sáng tạo và mức độ khéo léo, chăm chỉ làm việc của bạn mà có thể trở thành thợ bánh chuyên nghiệp.
2. Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Chọn địa điểm mở tiệm bánh ngọt cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn đưa thương hiệu đến với nhiều người hơn.
Do vậy, theo nhiều kinh nghiệm kinh doanh bánh ngọt, bạn hãy chọn những địa điểm gần nơi đông người, khu dân cư, thuận tiện có việc đi lại và nếu chọn được nơi gần mặt tiền đường lớn thì càng tốt.
3. Lựa chọn phong cách, mô hình tiệm bánh ngọt
Để lên ý tưởng kinh doanh tiệm bánh, trước tiên bạn cần xác định rõ đối tượng phục vụ của mình.
Dưới đây là một số ý tưởng trang trí tiệm bánh ngọt để bạn tham khảo:
Cute Concept: Kiểu trang trí này phù hợp với những khách hàng nhỏ tuổi như em bé, học sinh tiểu học và trung học cơ sở hoặc gia đình.
Concept Phong cách Châu Âu: Phong cách Châu Âu là một trong những phong cách cổ điển hơn, nhưng rất phổ biến và được ưa chuộng tại Việt Nam. Đặc biệt, phong cách này phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên hoặc trung niên. Đây cũng là hai đối tượng khách hàng chiếm phần lớn dân số tại Việt Nam, và chi phí để thực hiện một tiệm bánh như vậy cũng cao nhất so với các mô hình khác.
Quán cafe bánh ngọt: Loại hình này hiện nay khá phổ biến, đáp ứng các nhu cầu của nhiều bạn trẻ muốn ăn uống, check in sống ảo. Với loại hình này, bạn nên trang trí cửa hàng thật lung linh với nhiều phong cách thu hút khác nhau.
Tea Room Concept: Đây là mô hình kinh doanh trà và bánh hiện đang bùng nổ và có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Bạn có thể áp dụng phong cách này cho tiệm bánh của mình nếu am hiểu về trà và kết hợp các món trong thực đơn của mình một cách hài hòa nhất.
4. Thiết kế nội thất, chuẩn bị các vật dụng làm bánh
Khi mở tiệm bánh ngọt cần trang bị những thiết bị hiện đại, tân tiến nhất để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với bánh tươi.
Thiết bị trong cửa hàng bánh ngọt bao gồm:
Máy trộn bột: Nếu bạn có một tiệm bánh vừa và nhỏ, bạn có thể trộn bột bằng tay, nhưng nếu quy mô lớn hơn thì nên sử dụng máy trộn có công suất đảm bảo.
Lò nướng bánh: Điều này không nên thiếu ở bất kỳ tiệm bánh ngọt nào và tùy theo công suất mà chọn lò nướng có số khay cho phù hợp.
Kính trưng bày: Bánh là một món ăn đặc biệt. Nếu bạn không bảo quản nó tốt, nó sẽ bị hỏng, hư hỏng, nấm mốc hoặc thay đổi. Chất lượng không khí, ...
Thiết bị giữ khô ráo, chống chuột, chống kiến: mỗi cơ sở bán lẻ thực phẩm cần có hệ thống thông gió để đảm bảo chất lượng của thực phẩm. Nói đến đồ ngọt thì việc phòng chống chuột và kiến là rất quan trọng.
Bàn ghế, các đồ dùng trang trí: Tạo cho quán của bạn một không gian ấm áp, êm đềm, màu sắc nhẹ nhàng với những đồ trang trí bắt mắt. Bàn ghế của khách cũng nên tạo phong cách riêng và tạo sự thoải mái tối đa, vì khách thường mang theo cảm giác thích thú chính khi ăn bánh.
5. Xây dựng chương trình khuyến mãi
Bạn nên tạo các chương trình khuyến mãi, giảm giá thường xuyên vào những dịp lễ như 14/2, 8/3, 20/10, 20/11, Ngày của mẹ,...
Bạn có thể cung cấp thêm các dịch vụ như giao bánh tận nơi, trang trí bánh sinh nhật, tặng quà,...
6. Kinh doanh bánh ngọt online
Kinh doanh bánh online thích hợp cho những ai chưa có nhiều vốn, chưa có điều kiện thuê mặt bằng hoặc mới tập tành kinh doanh. Thuận lợi của kinh doanh bánh online là không phải tốn tiền đầu tư quá nhiều. Bạn có thể tập thêm một số kỹ năng như chụp ảnh, viết bài để có thể làm cho chiếc bánh của mình trở nên xinh đẹp, hấp dẫn và thu hút mọi người hơn.
Đối với kinh doanh bánh ngọt online, bạn có thể chọn nhiều loại bánh khác nhau hoặc cho khách hàng chọn lựa trước, đặt trước rồi mới tiến hành làm bánh vào hôm sau. Như thế vừa giúp bạn chủ động, lại cho chất lượng bánh tốt nhất.
Mặt khác, nếu bạn đã có mặt bằng cửa hiệu kinh doanh thì đây là một lợi thế để khẳng định thương hiệu của mình. Thực tế cho thấy lượng khách có nhu cầu mua đồ ăn vặt tại nhà có xu hướng tăng lên theo từng năm. Nắm chắc cơ hội này, bạn sẽ có những chiến lược kinh doanh thu được nhiều lợi nhuận hơn so với các đối thủ.
Bạn có thể chọn các kênh Facebook, Instagram,... nơi bạn có thể chia sẻ hình ảnh bắt mắt về những chiếc bánh ngọt, giới thiệu, quảng bá thương hiệu đến với nhiều người hơn thông qua quảng cáo. Tận dụng Tiktok, Youtube để chia sẻ các video, khoảnh khắc, hướng dẫn làm bánh, các mẫu bánh mới,... thu hút khách hàng nhanh chóng.
Hay các ứng dụng giao đồ ăn như Shopee Food, Baemin, Grab Food để bán bánh trực tiếp trên đấy. Với các app giao đồ ăn này, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận được đúng đối tượng đang có nhu cầu trong khu vực.
II. Kinh doanh bánh ngọt tại nhà cần bao nhiêu vốn?
Để kinh doanh bánh ngọt bạn cần lưu ý một số chi phí nhất định phải chi trả dưới đây:
1. Chi phí thuê mặt bằng
Nếu bạn chỉ định kinh doanh online hoặc nhà bạn có mặt bằng thì bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm khoản chi phí này. Tuy nhiên, nếu bạn định thuê mặt bằng tốt để kinh doanh thì mức thu hàng tháng từ 10-20 triệu đồng.
2. Chi phí dụng cụ, máy móc
Các dụng cụ máy móc thường có các lưu ý sau đây:
Các loại vật dụng máy móc làm bánh
Tủ lạnh.
Máy nướng bánh.
Các loại máy ủ bánh, máy lạnh,....
Các chi phí này là chi phí cố định và chỉ cần chi cho lúc đầu. Chính vì vậy khoản chi phí này khá lớn, dao động từ 50-60 triệu.
3. Chi phí nguyên liệu
Chi phí này thường dao động từ 20 triệu – 50 triệu đồng tùy vào loại bánh bạn kinh doanh. Các loại nguyên vật liệu này thường có như:
Các loại bột làm bánh.
Bơ kem nguyên chất
Phụ gia tạo vị
Mứt
Trái cây
Vật trang trí bánh
Hộp đựng bánh
...
4. Chi phí trang trí
Chi phí chi trả cho khoản tiền này khá lớn. Tùy từ 5-20 triệu hoặc hơn nếu bạn muốn trang trí cửa hàng mình theo phong cách nào. Tuy nhiên, nếu bạn theo phong cách tối giản và lịch sự thì chi phí này có thể thấp hơn.
5. Chi phí nhân viên
Thông thường, bạn chi trả cho nhân viên thông thường là 5 triệu đồng 1 tháng. Tuy nhiên, mức phí còn giao động tùy theo khu vực kinh doanh. Chi phí thuê tại các thành phố sẽ cao hơn ở vùng quê.
Bạn có thể cân nhắc và tính toán để hạn chế chi phí tốt nhất cho cửa hàng của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý một số ý tưởng dưới đây để công việc trở nên thuận lợi hơn.
III. Các lưu ý khi kinh doanh bánh ngọt bạn nên biết
1. Trang trí cửa hàng thường xuyên
Khách đến tiệm bánh ngọt thường muốn có không gian thưởng thức trọn vẹn. Nếu không gian bạn quá hẹp và không có chỗ ngồi cho khách. Hãy tận dụng trưng bày các tủ kính để khách hàng có thể lựa chọn thoải mái nhất.
Đối với tiệm có chỗ ngồi cho khách thưởng thức, bạn có thể trưng bày thêm một số vật dụng nhỏ xinh để thu hút khách. Đặc biệt, nên tạo cảm giác nhẹ nhàng, bồng bềnh và ngọt ngào trong không gian quán vì đối tượng chủ yếu là phái nữ.
2. Thay đổi các món bánh
Việc thay đổi các món bánh thường xuyên giúp khách hàng bạn có các sự lựa chọn mới mẻ. Đây cũng là cách giúp bạn giữ chân được các thực khách sành ăn đồng thời tiếp cận được nhiều thực khách mới.
Mặt khác, bạn có thể thông báo loại bánh mới mỗi ngày trên website, tại cửa hàng hoặc fanpage để mọi người có thể tham khảo menu và nhận đơn theo yêu cầu của khách hàng.
3. Nghiên cứu kỹ khách hàng tiềm năng
Có rất nhiều loại bánh ngọt khác nhau, trước khi bắt đầu mở cửa hàng bánh ngọt, bạn cần biết loại bánh mình muốn bán là gì. Để làm được điều này, bạn cần nghiên cứu thị hiếu khách hàng và xác định mục tiêu tiềm năng có tính đến khả năng vốn của mình.
Nếu hướng đến giới trẻ, bạn nên mở tiệm bánh với những loại bánh nhiều màu sắc, đặc biệt hoặc "lạ", có đồ uống ngọt như trà sữa, ... bánh béo, ít hạt, kết hợp với bán cà phê.
4. Bán kèm đồ ăn vặt, nước uống
Sẽ là thiếu sót nếu bạn không kinh doanh kèm theo các loại nước uống và đồ ăn vặt cho cho người mua. Nếu bạn đến tham gia các bữa trà chiều tại cửa hàng bánh ngọt, bên cạnh những chiếc bánh ngọt béo ngậy thì thường có các loại trà thơm ngon. Không chỉ vậy, tại các buổi tổ chức sinh nhật, liên hoan thường không chỉ chọn bánh ngọt mà thực khách thường chọn thêm rất nhiều đồ ăn vặt và nước uống.
Dù kinh doanh online hay offline thì đây là các món ăn không thể thiếu.
Tuy nhiên, với lượng nguyên vật liệu rất lớn và đa dạng chủng loại, các chi phí khó quản lý se là thách thức đối với người mới bắt đầu kinh doanh. Vậy bạn nên làm gì để quản lý của hàng bánh ngọt của mình hiệu quả?
IV. Quản lý cửa hàng bánh ngọt hiệu quả
Để quản lý cửa hàng bánh ngọt một cách hiệu quả, bạn cần phân chia rõ các khoản thu chi cửa hàng từ các khoản như: chi phí nguyên vật liệu, điện nước, máy móc, ….. và các khoản thu từ cửa hàng từ các sản phẩm.
Tuy nhiên, rõ ràng sẽ có một số bạn không thể quản lý các khoản này một cách rạch ròi. Chính vì vậy, bạn dễ gặp trường hợp tiền vốn chi ra nhiều nhưng lại không có lời bao nhiêu. Vậy làm thế nào để quản lý doanh thu một cách hiệu quả?
Chúng tôi đề xuất bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng dành cho cửa hàng được nhiều người tin dùng nhất.
Trên đây là một số lưu ý khi kinh doanh bánh ngọt tại nhà cho người mới bắt đầu. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo để bổ sung thêm kinh nghiệm cho mình nhé!
Comments