Tìm hiểu mô hình kinh doanh sơn sàn epoxy kết hợp thi công sơn sàn
Nội dung:
Từ lâu, nhiều người thường nhận định sơn epoxy chỉ dùng để sơn tường. Tuy nhiên, một số mô hình kinh doanh sơn sàn epoxy kết hợp thi công sơn sàn đang phát triển và thu được món lợi nhuận khổng lồ. Vậy mô hình kinh doanh này hoạt động như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đặc điểm của sơn sàn epoxy
Như đề cập bên trên, thông thường ta chỉ nghĩ sơn dùng để sơn tường và tạo màu cho tường. Tuy nhiên, sơn sàn epoxy lại là loại sơn chuyên dụng không sử dụng để sơn tường mà dùng trong việc sơn nền.
Một số loại nền cần sơn như:
Sàn hồ bơi
Sàn nhà xưởng
Tầng hầm giữ xe
Sàn nền các khu công nghiệp.
….
Công dụng chính của loại sơn này ngoài tạo tính thẩm mỹ cho công trình còn có các tác dụng như:
Kháng nước.
Tăng cứng bề mặt nền.
Kháng chịu bẩn, dễ dàng vệ sinh.
Chịu lực tốt, tăng lực chịu tải trọng của sàn.
…
Nắm bắt được nhiều ưu điểm đó, nên nhiều doanh nghiệp đã phát triển bán sơn sàn epoxy kết hợp với mô hình sơn sàn. Đây được xem là thị trường ngách đầy tiềm năng đang được nhiều doanh nghiệp sơn lâu năm áp dụng.
Đối thủ cạnh tranh thấp, nhu cầu của khách hàng nhiều và doanh thu khổng lồ. Kinh doanh sơn sàn epoxy là một trong những mô hình kinh doanh đầy tiềm năng bạn có thể tham khảo để khởi nghiệp.
Kinh doanh sơn sàn epoxy cần những gì?
Để có thể kinh doanh mô hình này, bạn cần chú ý đến một số đặc điểm sau đây:
Lựa chọn nguồn sơn chất lượng
Thông thường để sơn sàn, các doanh nghiệp thường lựa chọn các loại sơn thuộc dòng epoxy. Tiêu biểu như một số dòng sơn:
Sơn Epoxy Chokwang
Sơn Epoxy AICA
Sơn Epoxy APT
Sơn Epoxy KCC
Sơn Epoxy NanPao
Đây là các dòng sơn chuyên dụng thường được các doanh nghiệp tin tưởng và sử dụng trong việc thi công sơn sàn.
Học hỏi quy trình sơn sàn
Vì đây là mô hình kinh doanh mới nên không phải người mua nào cũng biết cách thực hiện như sơn tường. Chính vì vậy, bạn cần có quy trình sơn sàn chuẩn - chất lượng để thu hút khách hàng. Quy trình sơn sàn cần đúng quy trình gồm 5 bước như:
Tạo bề mặt nhám cho nền
Sơn lót
Sơn nền lần 1
Tạo độ nhám lần 2
Sơn nền lần 2
Để thực hiện quy trình một cách khoa học nhất, bên cạnh quy trình chuẩn bạn cần có nhân công lành nghề .
Đào tạo nhân lực
Nhân lực tay nghề giỏi không chỉ góp phần giúp chất lượng sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất mà còn giúp đẩy nhanh tiến độ thi công. Chính vì vậy, khi quyết định kinh doanh mô hình này, bạn nên có một đội ngũ có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản để tránh thất thoát tài sản.
Đầu tư cho máy móc
Chính vì diện tích thi công rất lớn, bên cạnh việc có đầy đủ kinh nghiệm và nhân lực, bạn còn cần có máy móc hỗ trợ thi công. Việc này có thể tốn chi phí ban đầu nhưng lại tiết kiệm được khoản chi phí rất lớn về sau.
Đây là các lưu ý mà bạn cần quan tâm khi quyết định khởi nghiệp với mô hình này.
Tìm kiếm khách hàng cho thi công sơn
Nguồn khách hàng để thi công sơn epoxy không tập trung đến các hộ gia đình. Nguồn khách hàng chính được quan tâm là các công xưởng, các hồ bơi, tầng hầm,...
Chính vì vậy, để tìm kiếm được khách hàng và báo giá, bạn cần đến tận nơi để khảo sát và báo giá. Lượng khách cần tìm dịch vụ này rất lớn, tuy nhiên, để tiếp cận không hề dễ.
Để tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, bạn cần quan tâm đến các chiến dịch marketing như quảng cáo truyền thống và đẩy mạnh quảng cáo online như: Google Ads, Facebook Ads, Seo,...
Bạn cũng có thể tham khảo thêm một số thông tin của hình thức kinh doanh này ở các website:
https://sonepoxy3d.com/
https://sonepoxy3d.net/
Trên đây là các thông tin cơ bản về kinh doanh sơn sàn epoxy bạn có thể tham khảo. Theo dõi các bài viết sau để cập nhật thêm nhiều thông về mô hình này nhé!
Xem thêm:
Top các ý tưởng kinh doanh ít vốn thu lợi nhuận cao
Comments