Dropship là gì? Cách kiếm tiền online cơ bản với dropshipping
Nội dung:
Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh kiếm tiền online, thì bạn không nên bỏ qua mô hình dropshipping. Dropshipping là một hình thức kinh doanh online hiện đại , cần rất ít vốn đầu tư ban đầu và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, dropshipping hoạt động như thế nào? và tại sao bạn nên đi theo mô hình này để thực hiện ước mơ khởi nghiệp của mình? Trước khi chúng ta đi sâu hơn nữa, bạn phải tìm hiểu dropshipping là gì? BinhDuongNgayNay sẽ chia sẻ tất tần tật những tiềm năng cũng như cách kiếm tiền với dropshipping. Hãy tìm lời giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Dropship là gì?
Dropshipping là một phương thức thực hiện bán lẻ trong đó một cửa hàng không giữ các sản phẩm mà họ bán trong kho. Thay vào đó, khi một cửa hàng bán một sản phẩm bằng mô hình dropshipping, họ sẽ mua sản phẩm đó từ một bên thứ ba và giao hàng trực tiếp cho khách hàng. Do đó, người bán không phải xử lý sản phẩm trực tiếp.
Sự khác biệt lớn nhất giữa dropshipping và mô hình bán lẻ truyền thống là người bán không dự trữ hoặc sở hữu hàng tồn kho. Thay vào đó, người bán mua khoảng không quảng cáo khi cần từ bên thứ ba — thường là nhà bán buôn hoặc nhà sản xuất — để đáp ứng các đơn đặt hàng.
Có thể hiểu đơn giản hơn, dropshipping là bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển, là phương pháp bán lẻ không cần lưu trữ hàng hóa trong kho.
Dropshipping rất thích hợp cho các bạn muốn kinh doanh như có ít vốn vì nó không đòi hỏi nhiều như mô hình bán lẻ truyền thống. Bạn không cần phải mở một cửa hàng truyền thống, thanh toán toàn bộ chi phí và dự trữ sản phẩm. Thay vào đó, bạn mở một cửa hàng online và mua sỉ từ những nhà cung cấp đã có sẵn sản phẩm và không gian nhà kho.
Bạn sẽ mua sản phẩm với giá thấp, bán nó ở một nơi có giá cao hơn và kiếm lời từ khoản chênh lệch đó. Khoản chênh lệch nhiều hay ít sẽ tùy vào loại sản phẩm bạn kinh doanh và nhà cung cấp mà bạn lựa chọn.
Kiếm tiền bằng dropshipping phù hợp với những nhóm đối tượng nào?
Dân văn phòng
Nếu bạn là dân văn phòng, bạn có thể dành thời gian rảnh từ 2-3 tiếng mỗi ngày để thực hiện mô hình kinh doanh dropshipping để kiếm thêm nguồn thu khác ngoài lương.
Khi đã kinh doanh chuyên nghiệp, bạn muốn tăng trưởng doanh thu nhiều hơn nữa, thì bạn cần phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức hơn.
Sinh viên
Là đối tượng rất phù hợp với mô hình dropshipping vì sinh viên có rất nhiều thời gian nhàn rỗi và cũng không cần phải đầu tư quá nhiều vốn khi kinh doanh.
Với việc đầu tư vốn ban đầu gần như bằng 0, bạn chỉ cần bỏ ra thời gian để học hỏi và trải nghiệm việc kinh doanh thật nhiều.
Nhóm người kinh doanh online
Khi bạn mới bắt đầu kinh doanh online, kiến thức và kinh nghiệm là những yếu tố bạn sẽ thiếu rất nhiều như kiến thức về phân tích thị trường, tìm nguồn hàng, sản phẩm, giao hàng, làm marketing,... Mô hình dropshipping sẽ mang lại cho bạn những kiến thức cơ bản đó, giúp bạn có thể tự tin bước vào thị trường khó hơn và kinh doanh độc lập tự chủ.
Những lợi ích và hạn chế khi kinh doanh dropshipping
Lợi ích
1. Dropshipping rất dễ bắt đầu
Bạn không cần phải là một một chuyên gia hàng đầu, trên thực tế, bạn thậm chí không cần có bất kỳ kinh nghiệm kinh doanh nào trước đó. Nếu bạn dành một chút thời gian để tìm hiểu những điều cơ bản, bạn có thể bắt đầu nhanh chóng và vừa làm dropshipping vừa học thêm nhiều kiến thức kinh doanh mới.
Dropshipping rất dễ dàng bởi vì nó đòi hỏi rất ít từ bạn. Bạn không cần phải lo lắng xử lý các vấn đề như:
Quản lý hay trả tiền thuê kho hàng.
Đóng gói và vận chuyển đơn hàng.
Theo dõi hàng tồn kho.
Xử lý tờ khai và các lô hàng trong nước.
2. Dễ phát triển, mở rộng quy mô
Khi bạn mở rộng quy mô, mô hình kinh doanh của bạn không phải thay đổi nhiều. Bạn sẽ phải đầu tư nhiều hơn vào bán hàng và tiếp thị khi bạn phát triển.
Một trong những lợi ích của dropshipping là chi phí không thay đổi nhiều khi bạn mở rộng quy mô. Do đó, thật dễ dàng để tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh chóng. Khi sử dụng dropshipping hầu hết các công việc về xử lý đơn hàng bổ sung sẽ được giải quyết bởi các đơn vị cung cấp. Việc này cho phép bạn dễ dàng mở rộng quy mô bán hàng mà không cần bỏ ra quá nhiều công sức cho việc gia tăng doanh số.
3. Không cần nhiều vốn
Bạn có thể bắt đầu với số vốn rất ít. Bạn có thể xây dựng toàn bộ việc bán hàng dropship của mình ngay từ máy tính xách tay và không cần phải thực hiện bất kỳ khoản đầu tư cao cấp nào. Ngay cả khi việc kinh doanh phát triển, chi phí bạn bỏ ra vẫn khá thấp. Do bạn không phải đầu tư cho việc mua hàng lưu kho hay quản lý kho hàng.
4. Linh hoạt
Bạn có thể làm việc tại nhà hay di chuyển bất kỳ đây chỉ với một chiếc máy tính xách tay, hay thiết bị thông minh kết nối internet. Miễn là bạn có thể trao đổi, giao tiếp với nhà cung cấp và khách hàng một cách dễ dàng là được.
Dropshipping cũng linh hoạt ở chỗ nó cho bạn nhiều không gian để đưa ra quyết định phù hợp với mình. Bạn có thể dễ dàng liệt kê các sản phẩm mới bất cứ khi nào bạn muốn và bạn có thể điều chỉnh chiến lược của mình một cách nhanh chóng.
5. Dropshipping rất dễ quản lý
Vì nó không yêu cầu bạn phải thực hiện nhiều cam kết, bạn có thể quản lý mọi thứ mà không gặp chút rắc rối nào. Khi bạn đã tìm thấy nhà cung cấp và thiết lập mọi thứ, bạn hầu như chỉ chịu trách nhiệm về cửa hàng online của mình.
Hạn chế
1. Lợi nhuận thấp
Đây là hạn chế lớn nhất đối với môi trường kinh doanh dropshipping có sức cạnh tranh cao. Do đây là mô hình kinh doanh dễ bắt đầu với khoản đầu tư rất ít, nhiều người có thể dễ dàng mở cửa hàng trực tuyến, bán những mặt hàng giá hời, tăng doanh thu nhờ giảm giá, khuyến mãi.
Bên cạnh đó, lợi nhuận thấp do dựa trên tiền chênh lệch giữa giá hàng bán ra với giá nhập từ nhà cung cấp. Khả năng cạnh tranh không cao.
2. Các vấn đề về tồn kho
Khi bạn muốn tích trữ hàng hóa, để theo dõi các mặt hàng còn hay đã xuất kho. Tuy nhiên, khi bạn có nguồn cung ứng từ nhiều kho khác nhau, đặt hàng từ nhiều người, bạn sẽ rất khó khăn trong việc theo dõi hàng của mình hiện đang ở đâu.
3. Quy trình vận chuyển phức tạp
Nếu bạn hợp tác với nhiều nhà cung cấp khác nhau, các sản phẩm trên website, hay cửa hàng online của bạn sẽ được lấy từ nhiều nguồn. Điều này sẽ làm công tác vận chuyển trở nên phức tạp hơn.
4. Lỗi từ nhà cung cấp
Trong trường hợp hàng hóa bị lỗi khi đến tay khách hàng thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm và đứng ra giải quyết vấn đề này. Cho dù bạn hợp tác với một nhà cung cấp dropshipping tốt nhất nhưng vẫn sẽ mắc phải những sai lầm khi hoàn thành một đơn hàng.
Các bước thực hiện mô hình dropshipping
Hướng dẫn dropshipping theo các bước sau:
- Bước 1: Lựa chọn các sản phẩm bạn muốn bán. Sau đó lựa chọn nhà cung cấp và đàm phán với họ về giá cả, lựa chọn phương thức vận chuyển theo giá và thời gian vận chuyển. Bước này cực kỳ quan trọng, nó quyết định đến 80% thành công trong hoạt động bán hàng của bạn. Đặc biệt, bạn nên thương lượng kỹ về mức chiết khấu mà bạn nhận được cho mỗi sản phẩm bán ra.
- Bước 2: Lựa chọn kênh bán hàng online phù hợp như đăng ký các gian hàng trực tuyến trên Amazon, Shopee hay website bán hàng riêng của bạn,... Sau đó, tìm kiếm khách hàng, giới thiệu sản phẩm,... bằng các hình thức marketing như quảng cáo, khuyến mãi,...
- Bước 3: Khách hàng sẽ vào cửa hàng online của bạn để mua hàng và trả tiền cho bạn quan tài khoản thanh toán. Hoặc một số khách hàng sẽ yêu cầu bạn ship COD.
- Bước 4: Mua hàng và gửi hàng cho khách hàng. Bạn sẽ dùng tiền của khách hàng trả cho bạn, qua nhà cung cấp mua hàng và yêu cầu nhà cung cấp vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng của bạn. Hoặc bạn cũng có thể đặt hàng và yêu cầu nhà cung cấp ship COD cho khách hàng.
- Bước 5: Nhà cung cấp sẽ đảm nhận vị trí đóng gói và vận chuyển hàng đến cho khách. Đến bước này bạn có thể tự theo dõi thông tin đơn hàng và tiến hành chăm sóc khách hàng của bạn.
- Bước 6: Tổng kết lại doanh số bán hàng của bạn theo thời gian thực (tuần, tháng, quý,...), số đơn hàng bán được và nhận chiết khấu từ đơn vị cung cấp.
- Bước 7: Đưa ra chiến lược mới, tiếp tục cải thiện và lên kế hoạch cho những lần bán hàng tiếp theo.
Ví dụ hướng dẫn dropshipping shopee
Sau đây, sẽ là một ví dụ cơ bản với mô hình kinh doanh dropshipping trên Shopee. Shopee là sàn TMĐT với đa dạng các loại sản phẩm, giá cả cạnh tranh và có lượng người truy cập cực kỳ lớn.
- Bước 1: Tìm kiếm ngách sản phẩm tiềm năng. Có 2 hướng để bạn xây dựng shop, một là bán tạp hóa tất cả mọi thứ trên đó, hai là chọn một ngách thị trường cụ thể để bán. Bạn nên lựa chọn sản phẩm tiềm năng có nhu cầu thị trường lớn, sức mua ổn định, biên độ lợi nhuận cao hoặc lựa chọn mặt hàng đang theo trend.
- Bước 2: tìm nhà cung cấp sản phẩm và trao đổi các chính sách, chiết khấu, thông tin nhà cung cấp (đơn vị vận chuyển, địa chỉ kho, số điện thoại, shipper đến tận kho hay tự mang ra chỗ vận chuyển,...), quy trình triển khai đơn hàng, chính sách hỗ trợ khi bị hoàn trả, bảo hành,...
- Bước 3: Làm quen với nền tảng netsale để làm dropshipping shopee. Bạn có thể tìm nguồn hàng trên netsale, bạn sẽ đỡ vất vả hơn về khâu tự đi tìm nhà cung cấp để deal giá và đàm phán. Hệ thống netsale đã có sẵn quy trình và mức giá niêm yết của nhà cung cấp. Bạn chỉ cần chọn sản phẩm và tính toán mức giá chênh lệch sao cho phù hợp thôi.
- Bước 4: Tạo và tối ưu gian hàng dropshipping shopee. Đồng bộ các sản phẩm từ nhà cung cấp qua cửa hàng trên Shopee của bạn. Làm đẹp và tối ưu hình ảnh sản phẩm trên khi đăng lên shop. Viết mô tả hấp dẫn, thông tin sản phẩm đầy đủ và kèm theo hashtag cho sản phẩm.
- Bước 5: Tạo các chương trình khuyến mãi, mà giảm giá để lôi kéo khách hàng.
Lưu ý khi bạn chọn được sản phẩm và nhà cung cấp, bạn nên nhập thử một số sản phẩm về để kiểm tra chất lượng, nếu không ổn hãy đổi ngay nhà cung cấp khác. Sản phẩm nào bạn bán thử hơn 1 tháng mà vẫn không ra đơn hàng nào thì nên loại bỏ và kiếm sản phẩm bán bổ sung. Muốn đi xa hơn thì hãy chọn những sản phẩm chất lượng để xây dựng được lượng khách hàng trung thành. Thời gian đầu làm sẽ rất nản, bạn hãy làm từng bước, cố gắng học hỏi thêm nhiều kiến thức cũng như các mẹo giúp bạn tối ưu quy trình bán hàng chuyên nghiệp hơn.
Các yếu tố tối ưu hóa lợi nhuận khi kinh doanh dropshipping
Mô hình dropshipping chủ yếu tạo ra lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch giữa giá thành và giá bán sản phẩm. Giá thành sản phẩm trong mô hình này có sự khác biệt hơn so với mô hình bán hàng truyền thống khác. Bao gồm
Giá nhập trực tiếp từ các nhà cung cấp.
Chi phí vận chuyển.
Chi phí xử lý đơn hàng dropshipping.
Chi phí duy trì gian hàng online trên các sàn TMĐT hay website.
Chi phí quảng cáo,...
Khi mức chênh lệch giữa 2 yếu tố này càng lớn thì lợi nhuận của người bán càng cao. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải tối ưu tất cả các chi phí kể trên để giảm mức giá thành tối thiểu nhằm thu về lợi nhuận tốt hơn.
Những lưu ý khi tham gia kinh doanh dropshipping
Dropshipping là hình thức kiếm tiền online có thể coi là ít vốn nhất trong các hình thức MMO hiện tại. Nói như vậy không có nghĩa là bạn không cần tốn bất kỳ đồng nào vẫn làm được dropshipping. Bạn vẫn cần có vốn để duy trì hoạt động trên gian hàng online của mình, cho quảng cáo, tiền ứng hàng để ship trước cho khách,...
Không bán hàng giả, hàng kém chất lượng hay là các loại hàng fake,... điều này sẽ làm giảm uy tín của bạn trong giới bán hàng.
Nên lựa chọn những mặt hàng tiềm năng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng hơn là các mặt hàng dễ bán có tính cạnh tranh và đào thải cao.
Mặc dù không cần phải lo đến việc ship hàng, hậu mãi cho khách nhưng để có khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ bạn cần phải có các chương trình khuyến mãi, giảm giá chăm sóc khách hàng chu đáo. Bạn có thể gửi email giới thiệu sản phẩm, SMS marketing, nhắn chúc sinh nhật khách hàng, tặng mã giảm giá nhân dịp đặc biệt,... Tạo thiện cảm cho khách hàng cũ để họ giới thiệu thêm khách hàng mới cho bạn.
Trên đây là tổng quan những kiến thức về dropship là gì và cách hướng dẫn thực hiện mô hình dropshipping đơn giản. Hy vọng bài viết này đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Ngoài ra để việc bán hàng online trên các trang TMĐT suôn sẻ hơn bạn nên tham khảo sử dụng thêm phần mềm bán hàng đa kênh tốt nhất. Phần mềm này sẽ giúp các bạn quản lý hàng hóa, đơn hàng, khách hàng, mã khuyến mãi, cũng như doanh thu,... một cách dễ dàng, chính xác và chuyên nghiệp hơn.
Comments