Kinh Nghiệm Không Thể Bỏ Qua Khi Mở Cửa Hàng Giày Dép
Nội dung:
- I. Có nên kinh doanh giày dép không?
-
II. Những kinh nghiệm mở cửa hàng giày dép thành công
- 1. Mở shop giày dép cần bao nhiêu vốn?
- 2. Lựa chọn mặt bằng mở shop giày dép thích hợp
- 3. Kinh doanh cửa hàng giày dép cần gì?
- 4. Phân tích nhu cầu khách hàng và đối tượng khách hàng tiềm năng
- 5. Nguồn sỉ cung cấp giày dép uy tín
- 6. Sản phẩm giày dép phải bắt kịp xu hướng
- 7. Áp dụng kinh doanh đa kênh - Xu hướng bán hàng 2021
- 8. Ứng dụng công nghệ trong quản lý cửa hàng giày dép
- 9. Chiến lược kinh doanh giày dép thu hút khách hàng
Những kinh nghiệm mở cửa hàng giày dép dưới đây sẽ rất hữu ích cho những bạn sắp bắt đầu hoặc đang kinh doanh cửa hàng giày dép. Đây là những chia sẻ của các doanh nhân thành đạt từ kinh nghiệm chọn mặt bằng, khoảng vốn cần chuẩn bị, kỹ năng trong kinh doanh giày dép, cách quản lý cửa hàng,... sẽ giúp cho bạn có một hướng đi đúng trong kinh doanh giày dép của mình.
I. Có nên kinh doanh giày dép không?
- Việc kinh doanh bất kì một sản phẩm gì cũng đều dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay, ngành thời trang đang chiếm ưu thế trên thị trường và có thể sẽ phát triển nhanh nhất trên thị trường Châu Á trong thời gian sắp tới.
- Trong đó, giày dép là sản phẩm có lượng tiêu thụ không hề nhỏ, vì nhu cầu làm đẹp của con người là vô hạn. Trung bình cứ một người có ít nhất 2-3 đôi giày, dép cùng một lúc. Tuy nhiên, có số lượng rất đông người sở hữu số lượng giày dép lên đến 5-10 đôi và còn nhiều con số cao hơn nữa.
- Để có thể thống kê được con số chính xác về số lượng giày dép của người tiêu dùng không hề dễ vì con số sẽ rất lớn. Điều đó cho thấy được nhu cầu sử dụng giày dép của người tiêu dùng vô cùng cao.
Vì vậy, việc mở một cửa hàng giày dép là đúng đắn nếu như bạn có một chiến lược kinh doanh phù hợp.
II. Những kinh nghiệm mở cửa hàng giày dép thành công
1. Mở shop giày dép cần bao nhiêu vốn?
- Vốn là một yếu tố cực kỳ quan trọng, không có loại hình kinh doanh nào mà không cần vốn. Tuy nhiên, lượng vốn nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô, hình thức kinh doanh của cửa hàng, bạn phải chắc chắn rằng lượng vốn của mình đủ để hoàn thiện một cửa hàng tránh trường hợp gãy cánh giữa đường do hụt vốn.
- Trung bình mỗi mặt bằng để mở một cửa hàng giày dép dao động từ 5-15 triệu đồng/ 1 tháng tùy vào vị trí địa lý bạn chọn là mặt tiền hay trong hẻm.
- Chi phí cho kệ, tủ, gương, bảng hiệu vật dụng trang trí cửa hàng dao động từ 20 - 30 triệu đồng tùy vào sở thích tính cách của bạn muốn cửa hàng của mình theo phong cách nào.
- Hiện nay, chi phí thuê một nhân viên bán hàng trung bình từ 15-20K/ 1h, quy định về lao động là 8h /1 ngày thì 1 tháng bạn sẽ tốn tầm từ 3,5 - 7 triệu cho 2 nhân viên tùy vào số lượng giờ làm mà giao động tiền lương phải trả ( sẽ tiết kiệm được khoản này nếu bạn là người đứng bán tại cửa hàng và không cần đến nhân viên)
- Chi phí nhập hàng là khoản bạn cần nhiều nhất để mở một cửa hàng. Trước tiên bạn nên chọn số lượng mẫu nhiều hơn số lượng sản phẩm để khảo sát được thị hiếu của khách hàng trong thời gian đầu để biết được sở thích số đông khách hàng mình là gì, từ đó mà cung cấp được đúng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, bạn chỉ nên lấy khoảng 100-300 đôi giày dép, giá giao động từ 30-50 triệu đồng.
- Hãy giữ lại cho mình một khoảng vốn dự bị để còn xoay sở khi cần đến cho việc rủi ro hoặc lấy thêm hàng.Vậy là tổng tiền vốn để mở một cửa hàng lên đến 100 triệu đồng.
2. Lựa chọn mặt bằng mở shop giày dép thích hợp
Mặt bằng đẹp là lợi thế của một cửa hàng, hãy chọn mặt bằng nằm ở mặt tiền đường hoặc có thể nằm trong hẻm nhưng phải hẻm lớn gần khu đông dân cư như gần trường học, gần chợ, khu công nghiệp,... để cửa hàng có được một lượng khách đủ nhiều để ghé cửa hàng. Mặt bằng phải đảm bảo có vỉa hè rộng để khách hàng có chỗ dựng xe, thuận tiện giao thông qua lại, hạn chế đặt cửa hàng ở góc khuất và đường 1 chiều. Vì cửa hàng quá khuất sẽ khó cho việc tìm và nhớ vị trí cửa hàng, đường một chiều sẽ khó cho việc quay lại cửa hàng nếu khách hàng lỡ đi hút ngang.
3. Kinh doanh cửa hàng giày dép cần gì?
- Khi đã có một mặt bằng phù hợp để mở cửa hàng giày dép, việc tiếp theo là hãy trang trí thật bắt mắt và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phục vụ cho khách hàng.
- Với sản phẩm giày dép không thể thiếu kệ, bạn có thể chọn cho mình kệ gỗ với tông màu trắng để có thể nổi bật được sản phẩm trưng bày của mình, ngoài ra còn dễ vệ sinh nữa.
- Một biển hiệu đề tên cửa hàng, hãy thiết kế thật to và nổi để gây sự chú ý với khách hàng.
- Hãy lắp vài chiếc gương lớn để khách hàng có thể chiêm ngưỡng cái đẹp đang toát lên trên cơ thể họ khi đang thử sản phẩm của cửa hàng giày dép bạn.
- Đừng quên lắp thật nhiều bóng đèn, độ sáng chói của đèn sẽ giúp cho da khách hàng sáng hơn, trắng hơn góp phần tự tin và sự quyết đoán, chốt đơn khi khách hàng đang thử một sản phẩm giày dép nào đó.
- Những chiếc ghế góp phần quan trọng trong việc hài lòng của khách hàng. Vì việc ngồi trên ghế sẽ giúp cho khách hàng thấy thỏa mái hơn trong việc thử những đôi giày cao gót hay dép gài quai,...
- Một cái máy tính, máy in bill, hộp giày, túi đựng giày, thẻ tích điểm, voucher, camera , phần mềm quản lý bán hàng và những vật dụng nhỏ phục vụ cho khách hàng.
4. Phân tích nhu cầu khách hàng và đối tượng khách hàng tiềm năng
- Khi mở bán một sản phẩm nào đó, việc đầu tiên bạn cần quan tâm là nhu cầu của khách hàng. Ta chỉ bán cái khách hàng cần, chứ khách hàng sẽ không mua cái ta có nếu như khách hàng không có nhu cầu.
- Việc chọn mặt bằng cũng liên quan đến nhu cầu khách hàng và khu vực đặt mặt bằng của bạn có số lượng khách hàng tiềm năng cao hay không, đó là yếu tố quyết định cửa hàng giày dép của bạn thành công hay thất bại. Và những mẫu mã mà bạn muốn phục vụ cho khách hàng đó là loại mẫu mã như thế nào.
- Nếu khách hàng bạn hướng đến là học sinh, sinh viên, công nhân lao động thì đây là những khách hàng tầm trung. Họ thường quan tâm đến giá cả hơn là mẫu mã và chất lượng, những shop giày dép có giá bình dân sẽ là thứ họ cần.
- Với khách hàng tầm khá thì chất lượng, mẫu mã được họ quan tâm nhiều hơn. Hãy cung cấp cho họ những loại giày dép có thương hiệu, họ sẽ không ngần ngại và chịu chi ngay.
- Còn khách hàng hạng sang là những khách mua giày dép đôi khi chỉ vì đam mê, họ sẽ săn lùng hốt ngay những mẫu giày dép mới ra lò mà không hề nhìn giá. Vì vậy, khi đã xác định khách hàng mục tiêu của bạn là đây rồi thì hãy thường xuyên cập nhật những mẫu hot nhất về cửa hàng giày dép của mình.
5. Nguồn sỉ cung cấp giày dép uy tín
Để có những sản phẩm chất lượng và đủ số lượng để phục vụ khách hàng, bạn nên chọn những nguồn hàng uy tín, giá thành phù hợp.
- Nếu bạn ở khu vực miền Nam: chợ Tân Bình, chợ Hạnh Thông Tây là 2 địa điểm phù hợp cho bạn lấy các mặt hàng phổ thông, giá trung bình. Còn chợ An Đông là khu chợ có đầy đủ các mặt hàng nội ngoại và mặt hàng ngoại nhập từ Quảng Châu, Thái Lan, Hàn quốc,... thường được ưa chuộng hơn nên giá cả hàng ở chợ này cao hơn chợ Tân bình, chợ Hạnh Thông Tây.
Hoặc các xưởng giày dép như : xưởng giày Ngọc Thạch ở Thủ Đức, xưởng giày dép Moon Shoes Thủ Đức, xưởng giày Tamy,...
- Với khu vực miền Bắc: Móng Cái, Tam Thanh là 2 khu chợ có giá lấy sỉ rất thấp so với các khu chợ khác. Vì đây là 2 khu chợ gần cửa khẩu biên giới với Quảng Châu Trung Quốc nên sẽ tốn chi phí vận chuyển, tuy nhiên chi phí vận chuyển sẽ không bao nhiêu vì giá cả hàng hóa cũng đã thấp hơn rất nhiều so với các chợ khác ở Hà Nội.
Hà Nội cũng có những xưởng giày dép uy tín để bạn tin tưởng lấy hàng như: xưởng giày Tùng Anh ở Đống Đa, Babiday store ở Đống Đa, giày dép Sexy Shoes ở Đống Đa, xưởng giày dép An Thái Minh ở Hoàng Mai,...
- Còn nếu bạn ở khu vực miền Trung hãy chịu khó vào Nam ra Bắc một lần để có thể chọn cho mình một mối hàng phù hợp, các lần sau đó thì thương lái sẽ chuyển hàng trực tiếp cho bạn.
- Dù ở miền nào thì khi lấy hàng, hãy khảo sát thật nhiều quầy hàng về giá cả, hãy mặc cả giá cả phù hợp để lợi nhuận được cao hơn. Nên nhớ, hãy tỏ ra mình là dân buôn chuyên nghiệp để việc mặc cả giá được dễ dàng hơn và nên đi hai người trở lên để đảm bảo an toàn cho bản thân nhé.
- Ở thời kỳ công nghệ 4.0, việc lấy hàng để mở một cửa hàng giày dép cũng dễ dàng khi trên thị trường hiện nay đã có rất nhiều các trang thương mại điện tử, có thể nhập hàng trực tiếp từ nước ngoài như Taobao, Ebay, Alibaba, Amazon,.... Tuy nhiên, bạn nên đi đánh hàng trực tiếp trước để có những lựa chọn thích hợp cho cửa hàng giày dép của mình.
6. Sản phẩm giày dép phải bắt kịp xu hướng
- Nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng cao, mỗi người không còn vài bộ đồ và một đôi dép là đủ mà là mỗi bộ đồ phải là một đôi dép phù hợp. Trung bình mỗi cô gái có ít nhất 1 đôi dép, 1 đôi sandal, vài đôi giày cao gót và 2 3 đôi giày thể thao, cũng có những cô gái khi mua bộ đồ nào đó thì phải tìm thêm một đôi giày phù hợp với bộ vừa mua.
- Nhu cầu thời trang của con người cũng thay đổi theo sự phát triển của ngành điện ảnh, ngành thời trang thay đổi liên tục, đòi hỏi chủ cửa hàng phải kịp thời nắm bắt xu thế, xu hướng để có những mặt hàng hot phục vụ cho khách hàng đồng thời chủ cửa hàng cũng có được nguồn thu nhập cao.
7. Áp dụng kinh doanh đa kênh - Xu hướng bán hàng 2021
- Bán hàng đa kênh là chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất thời 4.0 và đang được phát triển diện rộng trên toàn thế giới trong năm 2021 sắp tới.
- Hãy xác định rằng chúng ta đang ở thời kỳ nào, việc chỉ kinh doanh truyền thống tại cửa hàng là quá lạc hậu. Đến món chân gà sả tắc, cóc lắc cũng được quảng cáo trên các kênh facebook, zalo thì giày dép là một mặt hàng thời trang không thể nào không được săn đón bởi các khách hàng sành điệu, sành đời được.
- Việc kinh doanh đa kênh sẽ giúp bạn nắm bắt thị trường tốt hơn, với thời kỳ công nghệ phát triển như hiện nay thì việc bạn mang sản phẩm của cửa hàng giày dép mình tới mọi người khá dễ dàng mặc dù khách hàng không đến cửa hàng bạn. Họ có thể xem, biết đến sản phẩm và chốt đơn một cách nhanh chóng thông qua một cái điện thoại, máy tính, ipad bằng mạng xã hội, sms, email,...
- Có rất nhiều kênh được đánh giá cao trong kinh doanh online như mạng xã hội Facebook, Instagram, Zalo, các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki,... Với sản phẩm giày dép thì hầu như tất cả các kênh, đặc biệt là chạy quảng cáo trên công cụ tìm kiếm google và quảng cáo trên Facebook rất thích hợp và thuận lợi cho việc bạn bán hàng.
>>> Tham khảo Xu hướng bán hàng đa kênh - cơ hội duy nhất cho nhà bán lẻ "trở mình"
8. Ứng dụng công nghệ trong quản lý cửa hàng giày dép
- Sai lầm của nhiều bạn là nghĩ rằng việc quản lý một cửa hàng rất dễ dàng, tự sức mình có thể đảm đương tất cả các công việc trong cửa hàng. Nhưng cuối cùng rủi ro lại đến một cách nhanh chóng và sự hối hận đã muộn màng. Đặc biệt là cửa hàng giày dép nếu không sử dụng phần mềm quản lý bán hàng thì việc thất thoát hàng hóa, tiền bạc là chuyện đương nhiên.
- Bạn không phải là cổ máy, bạn không thể nhớ hết tất cả các mặt hàng, mẫu mã, màu sắc, số lượng, size giày,... mà bạn đã nhập vào và xuất ra. Những khách hàng cũ, khách hàng mới, khách vip và việc quản lý nhân viên, tiền bạc, hàng online, chăm sóc khách hàng cũ, khách hàng mới, tìm hiểu xu hướng bán hàng mới... Bạn nghĩ rằng bản thân sẽ tự làm những điều đó? KHÔNG….Ngày nay, chẳng còn ai ngồi ghi chép và ghi nhớ 1 mớ dữ liệu và thực hiện những công việc đó, bởi vì đã có có công cụ hỗ trợ cho những việc này với chi phí chỉ 6k/ngày.
>>>> Tìm hiểu ngay Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất được 90% chủ shop đang tin dùng.
9. Chiến lược kinh doanh giày dép thu hút khách hàng
- Cửa hàng giày dép được mở không ít trên tất cả các địa bàn, các đối thủ cạnh tranh ngày càng mọc lên như nấm nên mỗi cửa hàng giày dép đều phải có chiến lược kinh doanh cho riêng mình.
- Có những khách hàng đến với cửa hàng bạn vì nhu cầu, cũng có những khách hàng đến chỉ để xả stress, việc nhân viên chăm sóc khách hàng chu đáo là điều cần thiết. Đầu tiên biến khách hàng vãng lai trở thành khách hàng tiềm năng và khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thân thiết.
- Những chế độ bảo hành, đổi trả giúp cho khách hàng yên tâm hơn trong việc mua sản phẩm ở cửa hàng bạn.
- Thường xuyên có những chương trình khuyến mãi giảm giá, tặng quà để thu hút khách hàng đến với cửa hàng giày dép của bạn nhiều hơn.
- Những voucher giảm giá cho khách vip là cách giữ chân khách hàng hiệu quả nhất trong kinh doanh ngành thời trang. Hãy “thả con tép bắt con tôm”, đừng ngại làm việc đó, nó sẽ giúp cho bạn có nhiều khách hàng hơn vì khách vip chắc chắn sẽ giới thiệu bạn bè, người quen đến cửa hàng bạn.
Kết luận:
Những chia sẻ trên là kinh nghiệm khi mở cửa hàng giày dép trong thời đại công nghệ mới, hãy quyết đoán trong kinh doanh để thành công nhanh đến với bạn.
Comments