Tiết lộ những khó khăn khi bán bánh ngọt mà ít ai biết
Nội dung:
Có rất nhiều khó khăn khi bán bánh ngọt mà không phải ai cũng biết. Vậy những khó khăn đó như thế nào? Cách khắc phục khó khăn đó ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Các khó khăn khi bán bánh ngọt và biện pháp khắc phục
Mô hình kinh doanh bánh ngọt có nhiều khó khăn về vốn, kỹ năng, khả năng tiêu thụ bánh,..Điều này dẫn đến khả năng thu hồi vốn hoặc duy trì cửa hàng gặp nhiều khó khăn. Dưới đây là một số khó khăn thường gặp phải tại các cửa hàng bánh ngọt:
1. Chưa trang bị đủ kiến thức làm bánh
Khi quyết định kinh doanh bánh ngọt, việc đầu tiên bạn cần là chuyên gia về các loại bánh và công thức làm bánh của mình. Trang bị đầy đủ kiến thức đầy đủ về làm bánh, cách trang trí, kinh doanh,.. là việc không thể thiếu để kinh doanh bánh ngọt thành công.
Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ cần bạn có đủ kinh phí để mở cửa hàng và thuê người làm thì có thể ngồi không đếm tiền. Thực tế hoàn toàn không phải vậy, trong quá trình kinh doanh có rất nhiều kiến thức bạn cần phải nắm chắc để có tiếng nói trong quá trình quản lý. Đây là khó khăn khi bán bánh ngọt đầu tiên mà bạn cần lưu ý.
Giải pháp giải quyết:
Tìm hiểu nhiều các công thức làm bánh.
Cập nhật thông tin làm bánh liên tục.
Đăng ký các khóa học làm bánh để trau dồi thêm kiến thức.
Bên cạnh đó, bạn có thể giao lưu và tìm hiểu thêm nhiều loại bánh mới thông qua việc dự hội thảo làm bánh. Một người chỉ có thể kinh doanh thành công nếu họ nắm chắc trong đầu những gì mình đang thực hiện.
2. Không nghiên cứu kỹ xu hướng và thị trường
Bạn không thể chỉ bán những chiếc bánh kiểu âu đắt đỏ ở những tiệm bánh vùng quê. Cũng như không thể bán những chiếc bánh mì và bánh kem rẻ tiền ở thành thị. Nghiên cứu xu hướng và thị trường là điều bắt buộc bạn cần phải làm nếu không muốn tình trạng kinh doanh của mình trở nên ế ẩm.
Thị trường thay đổi liên tục, chính vì vậy, việc bạn cần làm là luôn cập nhật các xu hướng mới nhất về sản phẩm của mình.
Giải pháp giải quyết:
Tìm hiểu thị trường và mức chi tiêu của người dân khi chi trả cho làm bánh.
Phân tích các đối thủ cạnh tranh trong khu vực bạn kinh doanh.
Cập nhật các xu hướng về bánh ngọt thường xuyên.
Thử nghiệm công thức làm bánh ngọt mới.
Thay đổi trưng bày thường xuyên các bánh mới.
Công việc này đòi hỏi bạn phải chuẩn bị tìm hiểu trong suốt quá trình kinh doanh. Tỉnh táo tiếp nhận xu hướng mới và đừng chỉ làm theo ý của mình.
3. Không tiếp thu ý kiến khách hàng
Bạn không thể bán loại bánh bạn muốn làm nhưng khách không muốn mua. Có thể bạn cảm thấy hứng thú hơn khi làm những chiếc bánh mình yêu thích. Nhưng mặc nhiên, bạn không thể khiến khách hàng hài lòng với tất cả sản phẩm của mình. Khẩu vị của mỗi người trong ẩm thực là khác nhau. Vậy bạn cần làm thế nào để cải thiện việc này?
Giải pháp giải quyết:
Lắng nghe ý kiến của khách hàng.
Có thể nhận đặt làm bánh riêng theo nhu cầu của khách hàng.
Cố gắng tìm kiếm công thức phù hợp với khẩu vị sử dụng của nhiều người.
Trong kinh doanh, số đông khách hàng sẽ tạo nên sự thành công của bạn.
4. Không chú trọng đến sáng tạo sản phẩm
Không ai muốn thưởng thức một món bánh mãi. Chính vì vậy, việc cập nhật thêm càng nhiều món bánh mới và thay đổi liên tục là việc cần thiết. Thậm chí, bạn có thể tự sáng tạo món bánh mang riêng thương hiệu của mình để khách hàng biết đến bạn nhiều hơn.
Giải pháp khắc phục:
Thường xuyên làm các món bánh mới.
Học hỏi đối thủ và sáng tạo bánh mang phong cách của riêng mình.
Sự sáng tạo trong công việc còn giúp bạn duy trì tình yêu và sự đam mê với nghề.
5. Bỏ quên dịch vụ chăm sóc khách hàng
Trong kinh doanh, việc khách hàng có quay lại cửa hàng của bạn hay không một phần do thái độ phục vụ. Chăm sóc khách hàng tốt cũng chính là cách chăm sóc cho thương hiệu của bạn.
Giải pháp khắc phục:
Đào tạo nhân viên về thái độ chăm sóc khách hàng.
Có các dịch vụ giao hàng tận nơi, đặt bánh theo yêu cầu.
Tặng kèm sản phẩm vào các dịp đặc biệt của khách hàng.
Không chú trọng dịch vụ sẽ làm cản trở rất lớn đến thành công trong kinh doanh của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu thêm một số thông tin hữu ích về các dịp lễ để việc kinh doanh diễn ra suôn sẻ và đạt lợi nhuận cao.
Một số lưu ý khi kinh doanh bánh ngọt
Như đã đề cập bên trên, kinh doanh bánh ngọt luôn tiềm ẩn những rủi ro trong suốt quá trình từ khi bắt đầu đến lúc kinh doanh.
Trước khi mở tiệm: cần tính toán chi phí, thuê mặt bằng, lắp đặt máy móc,..
Trong quá trình kinh doanh: cập nhật các món bánh thường xuyên, duy trì và thúc đẩy kinh doanh,...
Đồng thời bạn còn cần quản lý kinh doanh thường xuyên để xác định được lợi nhuận và nắm chắc nhu cầu của thị trường. Nếu công việc quản lý quá khó khăn, bạn có thể tham khảo phần mềm quản lý cửa hàng bánh ngọt để dễ dàng quản lý cửa hàng của mình tốt hơn.
Trên đây là những khó khăn khi bán bánh ngọt mà bạn dễ dàng gặp phải. Theo dõi chúng tôi nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về kinh doanh bánh ngọt nhé.
Xem thêm:
Top các loại bánh ngọt được ưa chuộng nhất Việt Nam
Top 5 đồ ăn vặt kinh doanh online đạt lợi nhuận cao cho người mới bắt đầu
Comments