Bí quyết kinh doanh trà sữa tại nhà đạt lợi nhuận mỗi ngày
Nội dung:
Kinh doanh trà sữa tại nhà đang được rất nhiều người áp dụng và kiếm thu nhập từ vài trăm đến vài triệu mỗi ngày. Vậy nguyên nhân do đâu mà mô hình kinh doanh này trở nên hot như vậy? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
I. Tại sao kinh doanh trà sữa tại nhà lại được ưa chuộng hiện nay?
Thị trường kinh doanh trà sữa không còn chiếm lĩnh bởi các thương hiệu lớn như Gong Cha, The Alley,... Sự nổi lên của các thương hiệu nhà làm đang được nhiều người tin dùng và lựa chọn thay thế cho các thức uống đắt đỏ của các thương hiệu nổi tiếng hiện nay.
Các ưu thế của kinh doanh trà sữa nhà làm so với các thương hiệu đắt đỏ hiện nay là:
Giá cả thấp hơn so với các thương hiệu lớn.
Dễ dàng tiếp cận đối tượng học sinh, sinh viên và người có thu nhập tầm trung .
Đa dạng các loại thạch, topping.
Ít tốn tiền chi phí mặt bằng và chi phí nhân viên.
Chi phí nguyên vật liệu thấp.
Dễ chế biến và nhiều hương vị để lựa chọn.
….
Chính vì vậy, bạn có thể đánh vào thị trường - nơi có lượng khách hàng lớn, thu nhập tầm trung để tăng doanh thu cho trà sữa nhà làm của bạn.
Bên cạnh đó, bạn cần phải chú trọng vào chất lượng đồ uống và thương hiệu của riêng mình mới dễ cạnh tranh so với các thương hiệu khác.
II. Tổng hợp các mô hình kinh doanh trà sữa tại nhà
Để bắt đầu kinh doanh trước tiên bạn cần xác định được mô hình kinh doanh của mình là gì? Một số mô hình kinh doanh trà sữa tại nhà hiện nay:
1. Kinh doanh trà sữa online tại nhà
Nếu nhà bạn trong hẻm, không có chỗ để xe và vị trí tương đối khó tìm, bạn vẫn có thể mở quán trà sữa online.
Hiện tại, các ứng dụng giao hàng như Grab Food, Shopee Food, Baemin, Gojek,... với hình thức cộng tác đơn giản sẽ là cách kết nối bạn với khách hàng tiềm năng.
Hoặc bạn có thể đăng bán trà sữa online trên Facebook và trực tiếp đi giao cho khách.
2. Mở quán trà sữa tại nhà
Nếu bạn có mặt bằng đảm bảo có đủ các tiện ích, có chỗ để xe để ,mở quán trà sữa bên trong là điều tuyệt vời nhất.
Để việc kinh doanh trà sữa tại nhà được thuận lợi, hầu hết các chuyên gia và những người từng trải qua mô hình này đều khuyên bạn nên kết hợp 4 cách trên để khởi nghiệp. Đây là cách bạn có thể tối ưu hóa doanh thu của cửa hàng.
3. Kinh doanh trà sữa take away
Với mặt bằng trên những con đường lớn đông người qua lại sẽ thích hợp cho một xe đẩy hoặc một quán trà sữa take away.
Nếu bạn muốn tiết kiệm tối đa mặt bằng của mình, bạn có thể nghiên cứu mô hình trà sữa này.
III. Công thức chế biến trà sữa truyền thống đơn giản
Mỗi một thương hiệu đều có công thức trà sữa cho riêng mình.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa biết cách pha trà sữa thì có thể tham khảo công thức dưới đây đối với trà sữa truyền thống:
Nguyên liệu:
120g trà assamu( Trà đen).
360g bột kem trà sữa.
2 lít nước
3 kg đá lạnh.
350g đường( hoặc hơn tùy vào khẩu vị từng người).
Cách chế biến:
Đun sôi 2 lít nước, bỏ 120g trà vào, tắt bếp và ủ trong vòng 20 phút.
Sau 20 phút, bạn lọc xác trà ra, lấy nước trà hòa chung với bột kem trà sữa.
Sau khi hòa tan bột kem trà sữa, bạn bỏ vào 3kg đá lạnh để làm nguội trà và không đắng trà.
Cho thêm đường đến khi đậm vị mong muốn.
Bí mật ở đây là bạn có thể cho thêm 1 ít đường đen để hương vị trà sữa đậm đà hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể cho thêm siro các loại hương vị như táo, bạc hà, chanh, dâu,.. để tạo hương vị mình mong muốn.
Tùy vào giá thành mỗi ly trà sữa mà bạn có thể tặng kèm topping mong muốn. Có các loại thạch phổ biến hiện nay mà bạn cần làm để dễ dàng kinh doanh trà sữa nhà làm như:
Pudding trứng.
Trân châu đen, trân châu trắng, trân châu hổ phách, trân châu sợi,...
Thạch củ năng, sương sáo,...
Và còn rất nhiều topping mà bạn có thể tự làm hiện nay. Chất lượng và giá thành của trà sữa là một trong những yếu tố quan trọng để khởi nghiệp kinh doanh online trà sữa hiện nay.
IV. Kinh nghiệm kinh doanh trà sữa ra đơn đều mỗi ngày
1. Tạo dựng thương hiệu
Việc tạo dựng thương hiệu trà sữa rất quan trọng. Để tăng khả năng tiếp cận khách hàng, bạn cần thấu hiểu thị trường, nhu cầu của khách, đặc điểm vị trí nơi bán trà sữa. Từ đó xây dựng thương hiệu dựa trên khách hàng mục tiêu.
Thương hiệu của bạn cần nhất quán từ tên gọi, màu sắc, logo, slogan, biểu hiện, phong cách trang trí, và bao bì ly nhựa đóng gói trà sữa.
2. Tìm đơn vị cung cấp nguyên liệu
Hãy đảm bảo rằng nguyên liệu làm trà sữa của bạn chất lượng, nhằm cung cấp nhưng ly trà sữa tốt nhất đến tay khách hàng.
Hãy nghiên cứu tìm các nhà cung cấp uy tín, bạn có thể tham khảo thông tin từ một số diễn đàn hoặc người bán có nhiều kinh nghiệm. Đồng thời, cân đối ngân sách với giá tiền trung bình bạn bán ra cho khách hàng trên menu.
Bạn cần lựa chọn nhà cung cấp cho các nguyên liệu như: sữa chất lượng cao, kem, bột béo, hương vị, trà, đường, bột trân châu,... và các vật dụng như ly đựng, túi nhựa,...
3. Đầu tư thiết bị làm trà sữa
Làm trà sữa bạn cần đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hỗ trợ việc kinh doanh hoạt động suôn sẻ hơn.
Một số thiết bị như:
Máy đóng gói, đậy nắp trà sữa
Máy ủ trả
Máy trộn trà
Máy xay đá
Máy làm trân châu
…
Tùy vào mô hình mà bạn đầu tư các thiết bị cho phù hợp. Với việc kinh doanh trà sữa tại nhà, bạn có thể làm thủ công một số công đoạn như ủ trà, làm trân châu,... để tiết kiệm chi phí mua các máy móc không cần thiết.
4. Quảng bá hình ảnh
Tổ chức các chương trình khuyến mãi
Để thu hút khách hàng đến với cửa hàng mới khai trương thì việc tổ chức các chương trình khuyến mãi hay ưu đãi để tri ân khách hàng đã đến với cửa hàng là điều vô cùng cần thiết. Một số ý tưởng ưu đãi cụ thể như sau:
mua 2 tặng 1 ly hoặc mua 1 tặng 1
khuyến mãi chiết khấu% khi mua hàng đầu tiên và tặng thẻ giảm giá cho khách hàng quay lại mua hàng lần sau mua Phiếu mua hàng
khi mua 10 ly trở lên sẽ được tặng 1 ly trà sữa bất kỳ
Đồ ăn / thức uống miễn phí
Mời những người nổi tiếng đến tham dự buổi khai trương
Giá rẻ Ưu đãi lớn cho những khách hàng đầu tiên đến cửa hàng.
Ngoài những ý tưởng quảng cáo nêu trên, còn rất nhiều chương trình khuyến mãi khác. Hãy cân nhắc giữa lợi nhuận và chi phí để lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp nhất cho doanh nghiệp.
Quảng bá, truyền thông, tiếp thị
Sau khi bạn đã lên kế hoạch cụ thể cho một chương trình, bước tiếp theo là sử dụng kinh nghiệm và chiến lược tiếp thị đã phát triển ở trên để tiếp cận càng nhiều khách hàng đã quen thuộc với chương trình càng tốt. Sau đây tôi đưa ra một số kênh truyền thông để quảng bá thương hiệu và tiếp thị cửa hàng đến tay người tiêu dùng càng sớm càng tốt:
In tờ rơi quảng cáo và phân phát ở những nơi bạn đã xác định được khách hàng tiềm năng. Thực hiện các chiến dịch quảng cáo trên các mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram, YouTube ...
Đăng tin, viết bài trên các trang web ăn uống nổi tiếng như: foody, kenh14, beatvn, lozi ...
Tạo đội ngũ nhân sự truyền miệng thông qua bạn bè, hoặc thuê người nổi tiếng pr,...
5. Lợi ích của việc đăng ký bán hàng trên app
Bên cạnh bán trà sữa nhà làm tại chỗ, bạn có thể đăng ký cửa hàng trà sữa của mình tại các app giao thức ăn như Goviet, Grab, Baemin,...
Tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Điều này dẫn đến khả năng bạn có thể chốt đơn hàng nhiều hơn.
Tiết kiệm được thời gian giao hàng.
Tiết kiệm được nhân lực và không gian phục vụ khách.
Lợi nhuận kiếm được từ trên các đơn hàng trên app cao hơn nhiều so với cách bán hàng truyền thống thông thường.
Ngoài ra, bạn có thể thiết kế một số món ăn vặt kèm theo để tăng doanh thu cho cửa hàng. Bạn có thể tham khảo các món ăn vặt được ưa chuộng trong bài viết dưới đây:
>>> Top đồ ăn vặt kinh doanh online đạt lợi nhuận cao.
Bên cạnh đó, bạn cần có kế hoạch quản lý các nguyên vật liệu, nhân công, quản lý đơn hàng,... Chính kế hoạch quản lý này sẽ giúp bạn quản lý thu chi cửa hàng từ đó tính toán được lợi nhuận hàng ngày hàng tháng và hằng năm.
Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng biết cách quản lý và liệt kê đầy đủ nguyên vật liệu bán theo ngày. Một số cửa hàng nhỏ lẻ có thể thực hiện quản lý 1 cách đơn giản. Tuy nhiên, với một số cửa hàng lớn, có doanh thu hằng ngày cao và nhiều đơn hàng thì việc quản lý hàng hóa để tính toán lợi nhuận trở nên khó khăn.
6. Làm cách nào để quản lý bán hàng tốt nhất?
Chính vì vậy, chúng tôi đề xuất bạn nên sử dụng phần mềm quản lý thu chi tương tự phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa để có thể dễ dàng thực hiện các công việc:
Quản lý nguyên liệu hàng nhập vào, xuất ra.
Quản lý nhân công và phân quyền cho nhân viên.
Quản lý hàng tồn kho.
Quản lý thu chi cho cửa hàng.
Trên đây là một số lưu ý về kinh doanh trà sữa tại nhà mà bạn cần lưu ý. Tham khảo thêm một số bài viết tiếp theo để tìm hiểu thêm về nhiều mô hình kinh doanh nhé!
Xem thêm: Kinh doanh online đồ ăn vặt nếu bạn muốn kết hợp mở rộng menu trà sữa thêm phong phú.
Comments